Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến thắng từ sức mạnh của khối đại đoàn kết

Cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc với đại thắng mùa xuân 1975. Một trong những bài học kinh nghiệm, nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kéo dài trong 21 năm, trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn nào cũng huy động được sự tham gia của toàn dân tộc.

Chiến thắng từ sức mạnh của khối đại đoàn kết - Hình 1

Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mít tinh, diễu hành chào mừng ngày bầu Quốc hội thống nhất, 25/4/1976

Bắc Nam một lòng

Từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, quân và dân miền Bắc tích cực triển khai công cuộc xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Pháp; xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường đi lên CNXH, chuẩn bị một số nội dung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng đại bộ phận nhân dân vẫn một lòng theo Đảng, bất khuất chống áp bức, khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng đấu tranh, tạo ra phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.

Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dùng quân đội ngụy tay sai làm công cụ tiến hành chiến tranh, càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược, đưa 10 triệu nông dân miền Nam vào các trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược. Miền Bắc, trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng đều có bước phát triển mới. Quân và dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho miền Nam.

Từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, sử dụng quân đội Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu tiêu diệt bộ đội chủ lực ta. Tiếp theo những trận thắng oanh liệt ở Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme, Đất Cuốc, Bầu Bàng, ta lại đánh bại ba cuộc hành quân lớn của Mỹ vào miền Đông Nam Bộ, đánh thắng lớn ở các chiến trường Tây Nguyên, miền Tây khu V, Đường 9, đồng bằng Nam Bộ và các mục tiêu chủ yếu của địch ở các thành phố lớn.

Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành thắng lợi lớn, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973, quân và dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân ta liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ. Trong đàm phán, chúng ta cũng khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu ra khỏi miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bắt đầu bước vào cao điểm từ ngày 4/3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến thắng từ sức mạnh của khối đại đoàn kết - Hình 2

Chi khu kiên cố Đức Lập (Tây Nguyên) được giải phóng. Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975 của Quân đội nhân dân Việt Nam từ 4/3 - 30/4/1975

Ý nghĩa thời đại

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH. 

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc; mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.

Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có nhân tố hàng đầu là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền con người.

Điều không thể phủ nhận và đã được lịch sử chứng minh chính là tinh thần đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, toàn dân tộc triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bên cạnh đó, chúng ta đã kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, đoàn kết liên minh với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, đoàn kết quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Chiến thắng từ sức mạnh của khối đại đoàn kết - Hình 3

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975

Sau 42 năm đại thắng, kinh nghiệm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn là bài học quý báu, là nền tảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn dân đoàn kết, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cả đất nước đã và đang tiếp tục kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường giáo dục giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phát huy nội lực của đất nước với sự giúp đỡ, hợp tác với các nước, tận dụng triệt để các nguồn lực trong và ngoài nước; giải quyết hài hòa các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. 

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Thùy Hương/Báo Tin Tức

Bài liên quan

Tin mới

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Đây là thắng lợi to lớn, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc; biểu tượng sinh động sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.