Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính phủ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Ủy ban Thường vụ, Quốc hội 23 dự án, dự thảo

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Phát biểu khai mạc phiên họp chiều 15/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên thường kỳ tháng 4/2024, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn tra trong 4 ngày làm việc để cho ý kiến với 18 nội dung và 3 nội dung cho ý kiến bằng văn bản.

Ảnh quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn

Sau phần khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 2023, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với 16 dự án luật và thông qua 21 dự án, dự thảo.

Về tình hình thực hiện Chương trình năm 2024, theo Nghị quyết số 89/2023/QH15 của Quốc hội, các Nghị quyết điều chỉnh Chương trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong năm 2024, Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 23 dự án, dự thảo. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội đã xem xét, thông qua 3 dự án, dự thảo. Do đó, năm 2024, Chính phủ còn phải phối hợp chỉnh lý, xây dựng mới, trình Quốc hội 20 dự án, dự thảo.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh tổ chức các phiên họp Chính phủ thường kỳ, hàng tháng, Chính phủ đều tổ chức phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, quy trình cho ý kiến các dự án luật được Chính phủ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn; các dự án khi trình đều được Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến rồi mới trình Chính phủ xem xét, thông qua bằng nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện còn một số đề nghị xây dựng luật Chính phủ trình nhưng chưa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận bổ sung vào Chương trình.

Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình. Ảnh quochoi.vn.

Tồn tại, hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là từ nguyên nhân chủ quan, khi lập đề nghị xây dựng luật, cơ quan được giao chủ trì chưa lường trước được những khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là đối với một số dự án luật có nội dung khó, phức tạp, tác động lớn đến xã hội; chưa thực sự quan tâm đầu tư thời gian, nguồn lực thực hiện; tính dự báo chưa cao khi đề xuất các dự án, chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của tổ chức pháp chế.  

Về đề nghị của Chính phủ về chương trình năm 2025, điều chỉnh chương trình năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, nguyên tắc lập Đề nghị của Chính phủ là ưu tiên đề xuất các dự án nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kịp thời thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị về việc tổng kết thực hiện các nghị quyết về tư pháp, pháp luật; các yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Chính phủ cũng ưu tiên đề xuất đưa các dự án nhằm: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thực hiện các cam kết quốc tế; Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;…

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án vào năm 2024; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

PV (lược thuật)

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/5 của các công ty chứng khoán.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028
Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Ngày 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch LĐLĐ thành phố chủ trì Hội nghị.

Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Hướng tới Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bằng việc làm, hành động cụ thể, đoàn viên thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng xây dựng và thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 

Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia
Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia

Ngày 12/5, tại vườn hoa Tố Hữu, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng diễn ra Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Nam Giang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng
Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại tại Công ty than Quang Hanh - TKV (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) khiến 3 người tử vong và 1 người bị thương.

Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024
Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024

Ngày 13/5, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam – Nhãn hàng bia Huda tiến hành ký hợp đồng tài trợ với danh vị “Nhà tài trợ Bạch kim”, trị giá 8 tỷ đồng - danh vị cao nhất dành cho các Nhà tài trợ Festival Huế.