Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính phủ xác định không gian mới là kinh tế số

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng, bền vững.

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V năm 2023, sáng 11/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, kinh tế số cùng với kinh tế tri thức sẽ phát huy được phẩm chất, tiềm năng, trí tuệ của nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việt Nam xác định, không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số. Công nghệ và tài nguyên mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việt Nam xác định, không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số. Công nghệ và tài nguyên mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng, bền vững.

"Chuyển đổi số là cơ hội hiếm hoi cho những nước đang phát triển, đang đi sau như Việt Nam có thể đuổi kịp, vượt lên, như những thành công mà ngành viễn thông, công nghệ số đã đạt được", Phó Thủ tướng nói.

Đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc lựa chọn chủ đề "Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động", Phó Thủ tướng cho rằng đây chính là tinh thần đổi mới sáng tạo với sự tiên phong của doanh nghiệp công nghệ số. Những sản phẩm, giải pháp xuất sắc được vinh danh tại Diễn đàn là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ, đội ngũ hùng hậu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Kinh tế số đang xác lập vị thế đáng tự hào và truyền cảm hứng đổi mới ở nhiều lĩnh vực khác trong ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam.

Những công nghệ đột phá mang tính sáng tạo, cốt lõi như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), công nghệ chuỗi khối (blockchain), vi mạch bán dẫn,… đang tạo ra những thay đổi căn bản, sâu sắc, trên phạm vi rộng, xóa nhòa khoảng cách về địa lý, loại bỏ ưu thế của các phương thức sản xuất, mô hình kinh doanh truyền thống, dựa vào tài nguyên thiên nhiên.

Với việc kết nối nhiều công nghệ mới, trong mọi mặt của đời sống xã hội, công nghệ số, sáng tạo số có không gian phát triển rất lớn, là "chìa khoá" phát triển kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh.

Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là sự kiện công nghệ thường niên có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là sự kiện công nghệ thường niên có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh VGP/Minh Khôi.

"Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là hai trụ cột, lĩnh vực đóng góp quan trọng vào kinh tế số. Đây là nguồn tài nguyên vô tận được sáng tạo, hình thành từ tư duy, trí tuệ con người. Kinh tế số cùng với kinh tế tri thức sẽ phát huy được phẩm chất, tiềm năng, trí tuệ của nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Chính phủ xác định không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số. Tài nguyên mới là dữ liệu số. Hệ sinh thái số được hình thành bao gồm thiết kế, xây dựng, chế tạo, cùng với các dữ liệu nền tảng, từng bước số hóa tất cả hoạt động kinh tế-xã hội vào lộ trình chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động.

Thực tế đã chứng minh, chính trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và sau đại dịch với những khó khăn chưa từng có, đã tạo ra cú hích quan trọng để phát triển công nghệ số, kinh tế số. Công nghiệp số của Việt Nam đã chuyển từ gia công sang phát triển những sản phẩm mang thương hiệu "Make in Vietnam", đứng vững trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nước, từng bước chinh phục thị trường toàn cầu.

Điều đó khẳng định tiềm năng, đóng góp thực chất, hiệu quả, bền vững của kinh tế số; và vai trò trung tâm của các doanh nghiệp công nghệ số trong công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là sự kiện công nghệ thường niên có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là sự kiện công nghệ thường niên có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần đồng hành cùng với Chính phủ dẫn dắt, khởi tạo cho kinh tế số, thông qua các chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

"Chính phủ sẽ kiến tạo môi trường pháp lý và là người tiêu dùng lớn nhất để tạo thị trường cho sản phẩm công nghệ số", Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp công nghệ số đã thành công ở thị trường nước ngoài có thể mang lại những giá trị, phương thức vận hành mới về mô hình quản lý, quản trị kinh tế, xã hội, văn hoá.

Phó Thủ tướng cũng "đặt hàng" các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ số vào đầu tư tại Việt Nam; bảo vệ bản quyền; xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh hướng tới mục tiêu chung là tạo ra những sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam" có uy tín, vị thế trên thị trường toàn cầu nhưng không chạy theo phong trào… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng cần hợp tác chặt chẽ để hình thành nền tảng chung về hạ tầng kết nối, nghiên cứu, đào tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên số, Phó Thủ tướng cho rằng, phải tiếp cận tổng thể trong xây dựng và khai thác, chia sẻ lợi ích nguồn dữ liệu số được tạo lập từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…; bảo đảm an toàn, an ninh mạng từ phạm vi quốc gia đến quyền của từng cá nhân…

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.