Theo đó, tỉnh hỗ trợ 50% chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không quá 10 triệu đồng/ha/năm/người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang cây hàng năm có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không quá 20 triệu đồng/ha/người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa hoặc cây hàng năm sang trồng cây ăn quả có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí để đào, đắp bờ bao, nhưng không quá 50 triệu đồng/ha/người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản quy mô tối thiểu 10 ha liền vùng tập trung.
Hỗ trợ 70% chi phí mua giống lúa chất lượng, nhưng không quá 1,05 triệu đồng/ha/vụ/người sản xuất; hỗ trợ 50% chi phí mua giống cho người sản xuất nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đối tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế có diện tích từ 0,3 ha trở lên, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha; từ 400 m3 lồng, bể trở lên, mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/400 m3 lồng, bể; hỗ trợ không quá 5 ha hoặc 1.000 m3 lồng, bể/người sản xuất/năm và không quá 3 lần/người sản xuất.
Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh, dịch tả lợn cho người sản xuất nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống; vắc xin cúm gia cầm cho người sản xuất nuôi vịt, ngan, nuôi gà từ 3.000 con trở xuống; các loại thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi.
Hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc thảo mộc để sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP quy mô từ 2 ha trở lên, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha/vụ, không quá 2 vụ/năm/người sản xuất.
Chương trình hỗ trợ của tỉnh góp phần khuyến khích người sản xuất mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Hoan Nguyễn