Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính sách thuế tài nguyên: Quá nhiều bất cập

Tại Việt Nam, số năm khai thác còn lại của dầu khí l

THCL Tại Việt Nam, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì - kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm, song đây lại là ngành công nghiệp có nguy cơ thất thoát ngân sách cao nhất.

Nhiều kẽ hở để DN trốn thuế

Hơn 3 thập kỷ qua, ngành khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về quy mô. Theo đánh giá quốc tế, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc và 1.8% tổng sản lượng xi măng thế giới vào năm 2012. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193 ngàn tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn vào năm 2013.

Theo ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), với quy mô khai thác như trên, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Cụ thể, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và điều tiết nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước, Việt Nam đã bắt đầu thu thuế tài nguyên từ năm 1991 theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1990. Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, Pháp lệnh Thuế tài nguyên đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1998 và 2008. Đặc biệt, năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế tài nguyên 2009 thay thế cho Pháp lệnh Thuế tài nguyên. Theo đó, Luật Thuế tài nguyên đã kế thừa, luật hoá các quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tài nguyên và khắc phục những mặt hạn chế của chính sách thuế tài nguyên trước đó.

Tuy nhiên, đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản vẫn rất hạn chế. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9% - 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013. Theo đại diện Cục Thuế tỉnh Yên Bái, tỉnh thu được 100 tỷ đồng thuế tài nguyên và phí BVMt đối với khoáng sản năm 2015.  Cục thuế Yên Bái cũng cho rằng nguồn thu này còn thấp, chưa tương xứng với quy mô khai thác, sự xuống cấp của hạ tầng, ảnh hưởng môi trường, nguồn tài nguyên không tái tạo đang bị cạn kiệt.

Theo TS. Lê Xuân Trường (học viện tài chính), chính sách thuế tài nguyên còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở để doanh nghiệp tránh thuế và trốn thuế.  Hiện nay, thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Tuy nhiên, sản lượng tính thuế do doanh nghiệp tự tính toán và kê khai. Ngoài ra,  giá bán thuế tài nguyên chủ yếu do UBND tỉnh quy định và có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương. Nhìn chung, việc kiểm soát sản lượng khai thác và giá tính thues hiện này còn rất yếu. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên- môi trường chưa hiệu quả. Việc khai thác và xuất khẩu trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây thất thu ngân sách.

Theo ông Hoàng Ngọc Thao (Công ty Apatit Việt Nam) chính sách thuế tài nguyên hiện nay cũng không khuyến khích doanh nghiệp chế biến sâu. Cụ thể, đối với trường hợp khai thác Apatit tại Lào Cai, hiện nay Công ty Apatit Việt Nam đang khai thác 3 loại quặng  chính là Quặng loại 1 ( khoảng 32%P2O5), Quặng loại 2 (22-28% P2O5) Quặng loại 3 (9-18%). Trong đó, hiện nay trữ lượng quặng 1 và quặng 2 không còn nhiều. Quặng loại 3 không thể sử dụng trực tiếp để sản xuất phân bón và lân mà phải qua quá trình tuyển. Hiện nay, giá tính thuế tài nguyên đối với quặng 3 được ấn định là 350.000 đồng / tấn. Với mức thu này, tổng giá thành chế biến quặng 3 thành quặng tuyển có thể sử dụng được là 944.933 đồng / tấn. Giá bán quặng tuyển là 962.900/tấn. Như vậy công ty gần như không có lãi khi khai thác quặng nghèo.

Thất thu ngân sách rất cao

Khai thác tài nguyên là ngành công nghiệp có nguy cơ thất thoát ngân sách cao nhất. Theo số liệu của ông Emanuel Bria (Viện Quản trị tài nguyên Hoa Kỳ), hàng năm Indonesia thất thoát khoảng 2 tỷ đô la Mỹ trong ngành khai thác tài nguyên. Ông Emanuel cũng cho biết có rất nhiều cách để doanh nghiệp trốn thuế như chuyển giá, chuyển lợi nhuận, thành lập các công ty con, lợi dụng các hiệp ước về thuế. Còn theo đánh giá của tổ chức Global Financial Integrity được thực hiện vào năm 2014 đối với 5 quốc gia giàu tài nguyên, tỷ lệ thất thu ngân sách do trốn thuế và tránh thuế chiếm từ 5 – 25% GDP.

Các số liệu về số thu thuế tài nguyên cho thấy, mức độ thất thu ngân sách từ khai thác tài nguyên ở Việt nam khá cao. Đối với nhiều quốc gia, tỷ lệ thất thu trong khai thác tài nguyên là 5% - 25% GDP. Nếu lấy tỷ lệ thấp nhất là 5% GDP, hàng năm Việt Nam có thể mất tới 1 tỷ đô la Mỹ ngân sách do các kẽ hở của chính sách thuế tài nguyên và quản lý thu chưa tốt. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Việt Nam cần sớm chỉnh sửa Luật thuế tài nguyên để khắc phục các bất cập và giải quyết các kẽ hở. Nhìn chung, việc xây dựng chính sách tài chính là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản trị tài nguyên. Theo ông Emanuel Bria, chế độ tài chính là công cụ để quyết định việc chia sẻ nguồn lợi tài nguyên giữa nhà nước và doanh nghiệp. Để tránh thất thu, các chính sách tài chính phải đơn giản, rõ ràng và phù hợp.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp quản lý thuế tốt như tham gia hệ thống trao đổi thông tin thuế tự động giữa các quốc gia.Theo bà Trần Thanh Thủy (PanNature), Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng các sáng kiến quốc tế về quản lý thuế. Cụ thể, sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) đã được áp dụng ở 49 quốc gia gồm nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nauy. Nguyên tắc của EITI là doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cùng công khai các thông tin trên chuỗi giá trị công nghiệp khai thác từ cấp phép, khai thác, quản trị doanh nghiệp nhà nước, nộp ngân sách và quản lý ngân sách. Các số liệu này được đối chiếu và đưa vào báo cáo EITI. EITI tạo cơ chế so sánh và đối chiếu thông tin hiệu quả giữa các doanh nghiệp và qua đó hỗ trợ quản lý thu. Cụ thể, thông qua báo cáo EITI, Zambia đã phát hiện ra nguồn thu chính phủ từ khai khoáng chỉ chiếm 0,77% tổng giá trị sản xuất. Trong đó, 50% số thu này là do 1 doanh nghiệp đóng góp dù Zambia có rất nhiều công ty khoáng sản khai thác ở quy mô lớn. Tương tự, nhờ số liệu từ EITI, Nigieria đã phát hiện lỗ hổng trong hệ thống thuế và truy thu được 560 triệu đô la Mỹ từ khai thác dầu khí. Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2006. Tuy nhiên, sau 10 năm xem xét, Việt Nam chưa tuyên bố tham gia sáng kiến này.

T.Hà (Thương hiệu và Công luận)

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.