Theo đó, dự án Luật Hỗ trợ DNNVV gồm 4 chương 35 điều. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, dự án Luật Hỗ trợ DNNVV đã được đưa ra thảo luận tại Hội trường với quan điểm rằng, cần sớm phải thông qua Luật, để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Các vấn đề đã được Quốc hội đưa ra bàn thảo, bổ sung trong kỳ họp vừa qua bao gồm: đối tượng hỗ trợ, các tiêu chí xác định DNNVV, các nguồn lực hỗ trợ, vai trò các quỹ tín dụng,…
Ba nhóm đối tượng DNNVV mà Luật hỗ trợ trọng tâm đó chính là: Doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ gia đình; doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng; tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, bám theo những sản phẩm chủ lực, tạo quỹ giá trị bền vững cho sản phẩm đó tồn tại trên thị trường.
Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời được cho là sẽ góp thêm động lực để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động nhằm tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, góp phần hỗ trợ cho trên 95% doanh nghiệp Việt Nam hiện tại.
Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đúng tinh thần của Chính phủ kiến tạo.
H.M