Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ cải thiện môi trường kinh doanh

Sáng 28/5, QH thảo luận ở tổ về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cần thiết

Sáng 28/5, QH thảo luận ở tổ về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cần thiết nhằm thực thi các quy định của Hiến pháp; tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của DN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

Nhiều tác động tích cực

Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bao gồm 10 chương và 220 điều. So sánh với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cơ bản giữ nguyên cấu trúc. Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung thêm Chương IV về DN nhà nước, sáp nhập hai chương cũ của Luật Doanh nghiệp 2005 là “Chương IX quản lý nhà nước” và “Chương X điều khoản thi hành” thành Chương X về tổ chức thực hiện. Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung tăng 57 điều mới; có 99 điều được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ sáu điều.

Đánh giá tác động của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, DN sẽ giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong gia nhập thị trường, quản lý kinh doanh, tổ chức lại và giải thể DN; giảm đáng kể rủi ro thương mại và rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh doanh của DN; nâng cao quyền tự chủ, tính linh hoạt và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh; qua đó, giúp DN tận dụng tối đa năng lực, tiềm năng và cơ hội kinh doanh để phát triển. Nâng cao hiệu lực giám sát nội bộ của chủ sở hữu và giám sát thị trường đối với hoạt động kinh doanh và qua đó, áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DN nhà nước.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, áp dụng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), môi trường kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn. Riêng về chất lượng môi trường kinh doanh theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, chỉ số gia nhập thị trường dự báo sẽ tăng khoảng 50 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 60 trên 189 quốc gia; chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dự báo tăng khoảng 30 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 120 trên 189 quốc gia.

Cuối cùng, đối với công tác quản lý nhà nước hiệu lực quản lý nhà nước được tăng cường do số liệu thống kê về DN sẽ chính xác, sát với thực tế hơn, đầy đủ và dễ tiếp cận hơn cho các bên có liên quan; qua đó, tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói chung tham gia giám sát DN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm của DN.

Nêu cụ thể các ngành, nghề cấm kinh doanh

Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, một số ý kiến cho rằng, quy định về đăng ký thành lập DN như dự án luật là chưa chặt chẽ, dễ dẫn tới lợi dụng việc hình thành DN để hoạt động phi pháp, dẫn đến khó kiểm soát, khó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Thực tế hiện nay có DN lợi dụng việc thành lập để mua bán hóa đơn, thậm chí có DN hoạt động lừa đảo, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế, yếu kém trong khâu kiểm soát sau khi thành lập DN, không hẳn do quy định của luật. Để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, các ĐBQH đề nghị quy định cụ thể trong dự án luật một cơ quan đầu mối quản lý thống nhất về đăng ký thành lập DN; bổ sung quy định chặt chẽ về hậu kiểm đối với DN để bảo đảm DN đã đăng ký là được tồn tại và hoạt động.

Đa số ý kiến đề nghị cụ thể hóa những ngành, nghề cấm kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo tinh thần của Điều 13 và Điều 33 Hiến pháp về quyền của mọi người tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng – an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Cần quy định rõ hơn trong Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) nguyên tắc xác định các ngành, nghề cấm kinh doanh.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Một điều gây nhiều tranh cãi trong phiên thảo luận tại tổ TP. HCM sáng 28/5 chính là các quy định chung quanh việc thành lập DN và ngành nghề kinh doanh. Theo dự thảo, hồ sơ đăng ký DN của DN cá thể bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký DN; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ DN cá thể. Các ĐB Trần Du Lịch, Nguyễn Ngọc Hòa đồng tình với quy định này vì thể hiện tinh thần thông thoáng trong cho phép người dân được kinh doanh. Bên cạnh đó, các ĐB này cũng ủng hộ quy định là không đưa ngành nghề kinh doanh vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

ĐB Trần Thanh Hải nêu băn khoăn, DN lập dễ nhưng chưa giải quyết được tồn tại hiện nay là không ai quản lý được. ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng đồng quan điểm và cho rằng, điều DN cần là một môi trường kinh doanh nghiêm túc, chặt chẽ chứ không phải là việc dễ dãi trong thành lập, bởi thực tế luật hiện hành cũng đã thông thoáng trong việc lập DN. Dù còn có quan điểm khác nhau nhưng đa số ĐB đều cho rằng cần tăng cường công tác hậu kiểm để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm của DN và ngăn ngừa; cùng với đó là đặt mạnh vấn đề hậu kiểm, xử lý mạnh cơ quan hậu kiểm nếu không làm tròn trách nhiệm.

Theo Thời Nay

Tin mới

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học

Thí điểm học bạ số được áp dụng với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 năm học 2023-2024 tại 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”
Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”

Cuộc thi được triển khai trong 03 buổi phát trực tiếp (livestream) ứng với 03 chủ đề: “Danh xưng Quảng Bình”, “Quảng Bình - vang mãi hào khỉ” và “Quảng Bình - khát vọng vươn lên”.

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.