Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống buôn lậu: Cuộc chiến không ngưng nghỉ

Tháng 8, trên địa bàn Hà Nội, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép hàng lậu, hàng cấm, hàng giả... tiếp tục xảy ra; trong đó, phổ biến là các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, TPCN, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Chống buôn lậu: Cuộc chiến không ngưng nghỉ - Hình 1

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm

Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng thuộc BCĐ 389/Hà Nội đã chủ động tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật… Nhờ vậy, đã góp phần giữ vững tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Các lực lượng chức năng BCĐ 389/Hà Nội đã tổ chức thanh kiểm tra 3.386 vụ; xử lý 2.610 vụ; khởi tố 7 vụ đối với 12 đối tượng. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu 310,833 tỷ đồng.

Công an thành phố, tiếp tục chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm bắt tình hình địa bàn, tuyến trọng điểm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm tại các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng), ga Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, một số kho, bến bãi thuộc quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì… Trong tháng, lực lượng công an thành phố đã kiểm tra 162 vụ, xử lý 114 vụ; phạt hành chính 1,111 tỷ đồng; truy thu thuế 39,166 tỷ đồng; khởi tố 5 vụ và 12 đối tượng.

Chi cục QLTT (Sở Công thương), tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT triển khai các kế hoạch chuyên đề về kiểm tra, đấu tranh chống hành vi buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm và gian lận thương mại; đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp; kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm; kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp; các văn bản triển khai giai đoạn 3 Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”…

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng rượu lưu thông trên địa bàn thành phố; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, lĩnh vực hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại các tháng cuối năm; kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với các đối tượng vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, giả nguồn gốc xuất xứ; kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu, LPG, rượu, thuốc lá sau khi cấp phép trên địa bàn thành phố, mặt hàng bột xương thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Qua đó, kiểm tra 1.062 vụ, xử lý 929 vụ; phạt hành chính 5,184 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 6,681 tỷ đồng, trong đó, tiền bán hàng 110 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán và tiêu hủy 6,571 tỷ đồng.

Cục Hải quan thành phố, tiếp tục triển khai Kế hoạch số 649/KH-HQHN ngày 8/3/2018 của Cục Hải quan Hà Nội về triển khai công tác kiểm soát hải quan năm 2018.

Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực thuộc các đơn vị quản lý như Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan Gia Thụy, Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế Yên Viên, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh…

Chú trọng các mặt hàng trọng điểm như hàng cấm (ma túy, động vật hoang dã, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực…), hàng tiêu dùng (hàng điện tử, rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…).

Trong tháng, Cục Hải quan thành phố phát hiện, bắt giữ 57 vụ; xử lý 57 vụ, phạt hành chính 1,265 tỷ đồng.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.