Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống Buôn lậu, gian lận thương mại: Bài 2: Thuốc kém chất lượng:Người bệnh lĩnh đủ

Hàng chục loại thuốc chữa bệnh

Hàng chục loại thuốc chữa bệnh được xác nhận đạt chuẩn thế giới, nhưng những phát hiện mới đây cho thấy chất lượng không đảm bảo. Việc hàng loạt thuốc kém chất lượng bị thu hồi khiến dư luận vô cùng hoang mang vì lâu nay, sức khỏe của người bệnh đã bị xem nhẹ.

Thuốc ngoại, thuốc nội đều kém

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, từ 1/1/2011 đến 31/8/2013, có 37 công ty dược nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng (trong đó nhiều nhất là Ấn Độ có 24 công ty, Hàn Quốc 4 công ty). Từ 1/10/2013, Cục Quản lý Dược yêu cầu hệ thống kiểm nghiệm thuốc phải kiểm tra 100% số lô thuốc nhập khẩu của 37 công ty nói trên trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Chưa có thời điểm nào thuốc kém chất lượng (KCL) lại bị thu hồi nhiều như hiện nay. Là một trong những thị trường sản xuất thuốc có uy tín, chất lượng cao, hầu hết các sản phẩm thuốc do Ấn Độ sản xuất đều được nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thuốc do Ấn Độ sản xuất lại bị phát hiện KCL nhiều nhất. Điển hình, đầu tháng 1/2013, Cục Quản lý Dược đã quyết định đình chỉ lưu hành đối với lô thuốc Cefixime Tablets USP 200 mg, số lô: AC 1102, do Công ty ACI Pharma Pvt.Ltd của Ấn Độ sản xuất vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng và độ đồng đều phân liều. Tiếp đó, một số sản phẩm khác như viên nang Dolcel 100 trị viêm khớp (Công ty Chethana Drug & Chemicals), thuốc Ikomel trị viêm khớp số lô IML 101 (Công ty Iko Overseas), đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Cá biệt, chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty Umedica laboratories.Pvt của Ấn Độ sản xuất 3 loại thuốc nhập vào Việt Nam thì 3 lần vi phạm do KCL (gồm thuốc Max-rifa, thuốc UMEXIM-100 và thuốc UMED-ETHAM 400).

Điều đáng nói, sự gia tăng về thuốc KCL không chỉ có thuốc ngoại mà còn có cả thuốc nội. Thuốc sản xuất trong nước được cho là đạt chuẩn, nhưng sau khi trúng thầu vào bệnh viện năm 2013, đã xuất hiện nhiều loại thuốc có chất lượng kém, gây ra vô số phản ứng phụ. Đơn cử, sau khi Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đưa vào sử dụng thuốc TV.Ceftri 1g (lô sản xuất 004, có hạn dùng đến 17/4/2016), do Công ty dược Trà Vinh sản xuất, chỉ trong ngày 25/7/2013, đã có 4 trường hợp bị tác hại của thuốc gây ra.

Quản lý khó như… lên trời?

Những năm gần đây, qua các mẫu kiểm tra, tỷ lệ thuốc giả đã giảm dần nhưng tỷ lệ thuốc KCL lại tăng lên. Nếu như cả năm 2012, trong 35.000 mẫu kiểm tra, tỷ lệ thuốc KCL chiếm 3,09% thì mới 9 tháng đầu năm 2013, trong 32.000 mẫu được kiểm tra, đã có 3,08% mẫu thuốc KCL. “Việc thu hồi thuốc KCL diễn ra liên tục, cả thuốc nhập khẩu và trong nước sản xuất. Tuy nhiên, thuốc trong nước có tỷ lệ thu hồi thấp hơn”, một cán bộ Cục Quản lý Dược cho biết.

Trên thực tế, các loại thuốc đề nghị thu hồi vẫn được các nhà thuốc tiếp tục bán vì thiếu sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng. Trong khi đó, những công ty nhập khẩu do không bị cơ quan chức năng xử lý, họ cứ từ từ thu hồi, thậm chí kéo dài trong nhiều tháng nên đến lúc báo cáo thì đã không còn một viên? Nhiều công ty vi phạm tranh thủ tẩu tán thuốc để khỏi mất công thu hồi và tốn kinh phí tiêu hủy. Có công ty còn thu sản phẩm về cạo sửa hạn sử dụng và lại tung ra thị trường, nhất là những vùng xa các trung tâm, cho nên ở nhiều nơi thuốc KCL vẫn còn tồn tại.

Cho đến thời điểm này, các loại thuốc KCL bị thu hồi mới chỉ dừng lại ở việc thông báo đến các bệnh viện mà chưa có một văn bản chính thức nào yêu cầu các công ty sản xuất phải khắc phục, chịu trách nhiệm đối với người bệnh khi đã sử dụng loại thuốc không đảm bảo chất lượng. Như vậy, việc thu hồi thuốc mới chỉ được tiến hành trên lý thuyết. Hậu quả là mỗi năm, cả nước có hàng trăm vụ ngộ độc thuốc do phản ứng phụ, trong đó không loại trừ nguyên nhân do thuốc giả, thuốc KCL gây ra.

Một chuyên gia ngành dược cho rằng, cần có những chế tài xử phạt thật nghiêm đối với đơn vị nhập khẩu và phân phối thuốc KCL nếu không kịp thời thu hồi theo quy định. Ngoài ra, đối với các nhà sản xuất, cũng phải có những ràng buộc rõ ràng, xử lý nghiêm khi vi phạm, khi đó mới mong kiểm soát được chất lượng thuốc trên thị trường, nếu không mỗi năm hàng nghìn loại thuốc KCL lại tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Để đảm bảo mua được thuốc tốt, giá rẻ, người tiêu dùng cần lưu ý khám - chữa bệnh, kê đơn, mua thuốc ở những cơ sở uy tín, xem kỹ thời hạn ghi trên sản phẩm, cẩn thận với những loại thuốc đã bị làm giả và KCL do cơ quan quản lý dược công bố để khỏi hứng chịu cảnh “tiền mất tật mang”.

Thanh Hoa

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.