Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Quyết liệt - thực chất và hiệu quả hơn

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định: Công tác đấu tranh đẩy lùi thực trạng này, cần phải mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Quyết liệt - thực chất và hiệu quả hơn - Hình 1

Xin ông cho biết, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian qua?

7 tháng đầu năm, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến khó lường.

Trên tuyến biên giới cửa khẩu đường bộ, diễn biến hết sức phức tạp. Hàng hóa vi phạm đa dạng, tập trung nhiều vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng có thuế suất cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép quản lý chuyên ngành, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng cấm như ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, nước giải khát, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tươi sống...

Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu rất tinh vi, chúng thường lợi dụng địa hình đường biên kéo dài, hiểm trở, nhiều khu vực xa xôi, hẻo lánh khó tiếp cận, tổ chức tập kết hàng hóa tại các điểm giáp ranh biên giới, sau đó tìm thời cơ thuận lợi chia nhỏ, vận chuyển lén lút qua các đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới vào nội địa; cất giấu, ngụy trang, trà trộn hàng lậu trong người, trong đồ đạc, hành lý cá nhân khi xuất, nhập cảnh...

Trên tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng, dầu vẫn phức tạp, trọng điểm là tại vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang... Đối tượng đầu nậu trong nước cấu kết với các đối tượng người nước ngoài sử dụng tàu, thuyền không treo cờ quốc tịch hoặc tàu cá đã hoán cải các khoang, hầm, téc bí mật để chứa xăng dầu lậu mua của tàu nước ngoài tại các vùng biển giáp ranh, sau đó bán trực tiếp cho các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ hoặc vận chuyển vào nội địa tiêu thụ...

Tại các cảng biển, vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị, máy móc phụ tùng đã qua sử dụng, nguyên phụ liệu công nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, động vật hoang dã quý hiếm...

Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, vi phạm chủ yếu là hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị kinh tế lớn và dễ cất giấu (ma túy, các sản phẩm của động vật hoang dã, quý hiếm, ngoại tệ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ...).

Thủ đoạn phổ biến của đối tượng buôn lậu thường là cất giấu hàng hóa trong người, trong hành lý, vali quần áo tư trang, không khai báo hải quạn khi xuất cảnh, nhập cảnh; lợi dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để hợp thức hàng lậu, hàng cấm.

Trong nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm về niêm yêt giá bán, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM...

Để đấu tranh đẩy lùi vấn nạn này, BCĐ 389/QG cùng các lực lượng chức năng liên quan đã có những kế hoạch và hành động cụ thể ra sao?

Căn cứ tình hình hiện nay, BCĐ 389/QG xác định, công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả, cần phải mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn. Với tinh thần đó, 6 tháng đầu năm, BCĐ 389 từ Trung ương đến địa phương, đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, kế hoạch để chỉ đạo các lực luơng chức năng làm tốt công tác nắm tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng trên cơ sở triển khai các kế hoạch, biện pháp kiểm tra xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.          

Kết quả 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 88.564 vụ việc vi phạm (bằng 93,71% so cùng kỳ năm 2016), thu nộp NSNN từ tiền phạt, bán hàng tịch thu và công tác, kiểm tra, truy thu thuế đạt 7.949 tỷ 667 triệu đồng (tăng 40,44% so cùng kỳ năm 2016), khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ 5.801 vụ việc; thu nộp NSNN 237 tỷ 509 triệu đồng; khởi tố hình sự 423 vụ đối với 552 bị can. Bộ đội biên phòng phát hiện, xử lý 2.012 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 86 tỷ 700 triệu đồng; khởi tố 694 vụ đối với 820 đối tượng. Lực lượng cảnh sát biển phát hiện, xử lý 114 vụ vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị hàng hóa thu giữ 110 tỷ đồng; khởi tố 52 vụ đối với 97 đối tượng.

Lực lượng hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 11.249 vụ việc vi phạm, thu nộp NSNN 1.069 tỷ 213 triệu đồng; khởi tố hình sự 20 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 38 vụ. Lực lượng thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 23.095 doanh nghiệp; tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 6.259 tỷ 60 triệu đồng. Lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý 46.135 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN đạt 251 tỷ 400 triệu đồng. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành đã phát hiện, xử lý 158 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 5 tỷ 667 triệu đồng…

Tuy nhiên, kết quả công tác còn chưa tương xứng với tình hình thực tế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đang diễn ra hết sức phức tạp.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong thời gian tới là gì?

Để tạo được chuyển biến căn bản trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó tập trung làm tốt sáu nội dung sau.

Thứ nhất, triển khai, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389/QG; xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, kiên quyết không có vùng cấm trong công tác này.

Thứ hai, cùng với chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện có kết quả các giải pháp đã đề ra về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới phương thức, quy trình quản lý để giảm giá thành.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cân đối cung - cầu, thị trường hàng hóa trong nước. Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới góp phần ổn định cuộc sống của người dân để người dân không tham gia tiếp tay cho các hành vi buôn lậu..

Thứ ba, BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao; phải kiện toàn các lực lượng, chức năng rà soát , bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất vào các vị trí địa bàn phù hợp, nhanh chóng, hiệu quả công tác chủ động rà soát, phân loại, đề xuất kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản còn bất cập, sơ hở đang bị các đối tượng lợi dụng vi phạm; tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ, công chức, chiến sỹ các lực lượng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm; thanh tra, kiểm tra công vụ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật... Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế, kỷ luật những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại.

Thứ năm, đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các mặt nguy hại của nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả rộng rãi trong nhân dân, tầng lớp cán bộ.

Thứ sáu, Văn phòng BCĐ 389/QG chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các bộ, ngành, đoàn công tác liên ngành của BCĐ 389/QG.

Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan liên quan trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389/QG.

Trân trọng cảm ơn ông!

 Thanh Hà (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành gồm nhiều đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.