Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 

Ngày 20/4, tại Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam trang trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc". 

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức với chủ đề "Thế giới tôi đọc" cùng thông điệp "Sách mang đến kiến thức cùng sự khám phá và những trải nghiệm sâu sắc. Đọc sách hôm nay, thành công mai sau”.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam cho biết: Tiếp nối thành công của Ngày Sách và Văn hóa đọc hai lần trước, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" cùng thông điệp "Sách mang đến kiến thức cùng sự khám phá và những trải nghiệm sâu sắc. Đọc sách hôm nay, thành công mai sau”.

Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" là ngày hội quan trọng nhằm khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của sách trong đời sống xã hội; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; đồng thời tôn vinh những người viết sách, làm sách, lưu giữ, quảng bá sách, kết nối bạn đọc trong nước và nước ngoài tạo ra những hiệu ứng tích cực xây dựng một xã hội học tập góp phần phát triển văn hóa, con người Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024. Ảnh dangcongsan.vn.

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước.

Đến với Ngày Sách và Văn hoá đọc, công chúng và bạn đọc có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với các tác giả, dịch giả, nhà phê bình, nhà khoa học, nhà quản lý, những người yêu quý sách trong các hoạt động mang ý nghĩa văn hóa, tri thức, xã hội và giáo dục cao như Tọa đàm - Giao lưu tác giả, tác phẩm, Trải nghiệm kỹ năng đọc sách. 

Bên cạnh đó, triển lãm “Sách - Cánh cửa mở ra thế giới” hứa hẹn mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích khi trưng bày, giới thiệu 1.000 cuốn sách theo 4 nội dung: Sách - Thay đổi tư duy; Sách - Mở rộng tầm nhìn; Sách - Khám phá thế giới; Từ trang sách tới thành công.

Một số hoạt động khác như Khám phá thư viện số với hơn 10.000 đầu sách thuộc 50 ngôn ngữ khác nhau hay Vẽ tranh theo sách sẽ đưa các em thiếu nhi đắm mình vào những câu chuyện sâu sắc, thỏa sức họa nên những bức tranh sinh động, tìm hiểu về nhiều nền văn hóa đa dạng trên thế giới để nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, trau dồi khả năng ngoại ngữ, từ đó nuôi dưỡng tình yêu với sách, duy trì niềm vui và thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi.

Sinh viên đọc sách tại thư viện. Ảnh internet.
Sinh viên đọc sách tại thư viện. Ảnh internet.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục là địa chỉ tin cậy để tiếp nhận và chia sẻ nguồn tài trợ sách, thiết bị của các tổ chức, cá nhân tới các thư viện vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn.

Nguồn gốc của ngày sách và văn hóa đọc

“Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hàng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày sách…

Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại Paris (từ ngày 25/10 - 16/11/1995), Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học Liên Hợp quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm là “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day). Kể từ đó đến nay, ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả to lớn. Hàng năm, hoạt động này đã thu hút sự chú ý quan tâm của hàng triệu người đọc.

Hiện nay, trên thế giới đã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm: “Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiều hoạt động thiết thực và chủ đề phong phú khác nhau, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của toàn xã hội.

Ảnh báo Bắc Ninh.
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?. Ảnh báo Bắc Ninh.

Tại Châu Phi, nhiều bạn trẻ tham gia ngày hội sách, tình nguyện đem sách tới tận nơi người bệnh, người cao tuổi, cả những người mù lòa, người không biết chữ, đọc thành tiếng cho họ nghe.

Tại Châu Âu và Bắc Mỹ, trong ngày này, logo của ngày hội đọc sách được dán trên các phương tiện vận chuyển công cộng và người dân có thể gửi đi những bức thư dán những con tem mang biểu tượng ngày đọc sách.

Tại Trung Quốc, nước này đã quyết định thực hiện chương trình thúc đẩy đọc sách, trong đó tiêu biểu là ngày “Ngày đọc sách cùng con trẻ”, dành cho các bậc phụ huynh khắp cả nước. Đồng thời Trung Quốc cũng tiến hành một chiến dịch triển khai sâu rộng trong giới trẻ, phụ nữ và nông dân. Chương trình gồm việc giảm giá bán sách, tổ chức các cuộc thi viết về sách, khai trương thư viện mới ở nông thôn, quyên tặng sách cho vùng sâu, vùng xa.

Ở Nhật Bản và một số nước, chính phủ đã ban hành nhiều chương trình nhằm khuyến khích và nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân, nhiều nước đã ban hành cả Luật khuyến đọc.

ảnh internet.
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách? Ảnh internet.

Tại Việt Nam, “Ngày sách và bản quyền thế giới” được tổ chức hằng năm bắt đầu từ năm 1996. Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và hiện thực hóa ngày này thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa như: Triển lãm, trưng bày sách, hội thảo, giao lưu tọa đàm giữa tác giả - bạn đọc, quyên góp sách ủng hộ vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sự phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nâng cáo nhân cách con người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Việc lấy ngày 21/4 là “Ngày sách Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là thời điểm ra đời cuốn sách đầu tiên của Việt Nam, cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt, được in bởi người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ với người dân Việt Nam mà còn được đông đảo bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn “Ngày sách Việt Nam” gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa lịch sử - văn hóa sâu sắc.

Chắc chắn, “Ngày sách Việt Nam” đã, đang và sẽ là một trong những sự kiện văn hóa lớn của đất nước trong mỗi dịp tháng Tư về!

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-Ttg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến ngày 21/12/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhất trí thông qua Luật Thư viện. Trong đó, tại khoản 1, Điều 30 của Luật này đã ghi rõ: “… hàng năm, ngày 21/4 sẽ được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.