Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ động nguồn hàng, phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý

Sở Công Thương Hà Nội và TP. HCM vừa triển khai thực hiện kế hoạch chủ động nguồn hàng, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.

Do Tết Nguyên đán năm nay đến sớm (cách dịp Tết Dương lịch chưa đến một tháng), thời điểm cuối tháng 12/2019 Dương lịch, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân sẽ tăng cao. Do vậy, việc triển khai kế hoạch về cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu là rất cần thiết.

Tại Hà Nội, Sở Công Thương dự kiến chuẩn bị 191.400 tấn gạo, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn, trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn rau củ, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy.

Theo ước tính của Sở Công Thương Hà Nội, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2019).

Theo dự kiến, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Hà Nội đạt khoảng 31.200 tỷ đồng.Theo dự kiến, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Hà Nội đạt khoảng 31.200 tỷ đồng.

Về tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ Tết, Sở Công Thương Hà Nội cũng tham mưu, chỉ đạo tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 25 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản, thực phẩm, các hộ kinh doanh trên địa bàn TP.

Tổ chức các điểm bán hàng phục vụ Tết; các chuyến bán hàng lưu động phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xã miền núi để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; Tổ chức hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm, các điểm chợ hoa, cây cảnh phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Nguyên đán 2020…

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để chủ động nắm nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và sẵn sàng đưa nguồn cung về Hà Nội đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong dịp Tết của nhân dân Thủ đô.

Tại TP. HCM Sở Công thương tỉnh này cũng vừa kế hoạch về cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn TP.

Cụ thể, Các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết là hơn 19.027 tỷ đồng, tăng hơn 602 tỷ đồng so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Kỷ Hợi 2019, trong đó giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là khoảng 7.244 tỷ đồng.

Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán từ ngày 26/12/2019 - 24/1/2020 (tức từ ngày 1 - 30 tháng Chạp), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là hơn 10.224 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là khoảng 4.088 tỷ đồng.

Lượng hàng chuẩn bị tăng 14,6% - 17,3% so kế hoạch TP giao và tăng 21% - 28% so kết quả thực hiện Tết Kỷ Hợi 2019. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 20% - 53,2% nhu cầu thị trường như thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thịt gia súc, dầu ăn, gạo…

Theo Sở Công thương, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết; đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm…

Trong tháng cận Tết, nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, doanh nghiệp trên địa bàn TP cũng sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng Tết như nước giải khát, bánh kẹo, mứt, quần áo…

Ngoài ra, Sở Công thương TP. HCM sẽ phối hợp với sở, ngành có liên quan, các quận, huyện để nắm chắc diễn biến thị trường, đảm bảo cung ứng cân đối cung - cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên địa bàn TP; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả, chấp hành quy định về điểm bán.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.