Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch VCCI: Ba chân kiềng của nền kinh tế vẫn giữ vững

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, trong bối cảnh đen tối của nền kinh tế toàn cầu thì bếp lửa của nền kinh tế Việt Nam vẫn sáng đèn. Ba chân kiềng của nền kinh tế vẫn giữ vững, gồm: đổi mới thể chế mạnh mẽ; hội nhập vẫn đang thúc đẩy và chuyển đổi số được thực thi mạnh mẽ. Đây chính là động lực tăng trưởng.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế 2020: Điểm tựa phục hồi, phát triển kinh tế và doanh nghiệp diễn ra chiều 24/11, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chúng ta đã trải qua 3/4 của năm 2020 đầy giông bão do đại dịch COVID-19 gây ra. Nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng rất nặng nề, các tổ chức quốc tế có uy tín đều đồng loạt hạ mức tăng trưởng dự báo và bức tranh kinh tế thế giới đã ngày càng trở nên bi quan hơn

Tuy vậy, theo Báo cáo Cập nhật triển vọng và phát triển châu Á 2020 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 2,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 và dự kiến sẽ tăng 6,3% trong năm 2021. Đáng chú ý, báo cáo đánh giá Việt Nam đang thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự khác; triển vọng của nền kinh tế trong trung và dài hạn vẫn tích cực. Việt Nam có triển vọng được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu hiện nay. 

“Năm nay, chúng ta duy trì được tăng trưởng dương đã là kỳ tích. Việt Nam đã thành công trong mục tiêu kép đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển sản xuất kinh doanh”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Theo đó, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, đối với mục tiêu kinh tế chúng ta đạt cả 3 yêu cầu ổn định, tăng trưởng và kết nối.

Chủ tịch CCI so sánh: “Trong bối cảnh đen tối của nền kinh tế toàn cầu thì bếp lửa của nền kinh tế Việt Nam vẫn sáng đèn”. Cụ thể, ba chân kiềng của nền kinh tế vẫn giữ vững. Ba chân kiềng đó gồm: đổi mới thể chế mạnh mẽ; hội nhập vẫn đang thúc đẩy và chuyển đổi số đang được thực thi mạnh mẽ. “Đây là ba chân kiềng trong bếp lửa của nền kinh tế Việt Nam, là động lực tăng trưởng. Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương quyết liệt, kịp thời, các gói hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội đã bước đầu phát huy tác dụng”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Nhận định rằng những biện pháp đã được triển khai kịp thời và bao phủ, nhưng quan trọng hết theo TS Lộc vẫn là khả năng chống chịu của người dân và doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cho biết, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vẫn rất lớn. “Qua đại dịch cũng như mỗi khi đất nước trải qua thời kỳ khó khăn, chúng ta đều nhận thấy chính niềm tin của người dân vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là một trong những nguyên nhân quan trọng bậc nhất dẫn tới thành công của chúng ta”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhận định đất nước chưa khỏi những khó khăn, doanh nghiệp vẫn chưa được phục hồi, hàng triệu lao động chưa có việc làm, phụ hồi doanh nghiệp đang trở thành mệnh lệnh, Chủ tịch VCCI cho rằng: “Song song với triển khai gói hỗ trợ lần 1 thì gói hỗ trợ thứ hai cần tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Những lĩnh vực mà nếu vượt khó khăn trước mắt sẽ tạo ra động lực cho tăng trưởng như hàng không, du lịch”.

Đánh giá sự hỗ trợ của Chính phủ cho hàng không là đúng đắn và kịp thời, Chủ tịch VCCI cho rằng cũng cần hỗ trợ các hãng hàng không khác tiếp cận nguồn cho vay. “Đây là các biện pháp hỗ trợ có chọn lọc tập trung vào các doanh nghiệp có tiềm năng tạo sự phục hồi, động lực phát triển của nền kinh tế sau đại dịch”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

Chia sể thêm, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tâm sự rằng “không cần tiền, chỉ cần thể chế, cơ chế”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, cùng với việc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng tài khoá, tín dụng… luôn là hữu hạn, thì những nỗ lực khơi thông thị trường, cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục… luôn là vô hạn và là động lực lớn nhất cho sự phát triển.

“Xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam tại ASEAN chưa được thay đổi nhiều, cho thấy chúng ta có nhiều dư địa. Tôi tin rằng việc dỡ bỏ rào cản, nâng cao sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh, huy động nguồn lực xã hội sẽ là nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển. Đây chính là động lực cho phát triển. Đây chính là gói giải pháp quan trọng nhất", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, TS Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định, ngay trong những ngày tháng COVID-19 khó khăn này chúng ta vẫn ký kết RCEP. “Những nỗ lực hội nhập trong khu vực được xem là rộng lớn nhất trên thế giới. Có thể khẳng định, thúc đẩy hội nhập chính là một động lực cho tăng trưởng của Việt Nam”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đồng thời cho rằng, chuyển đổi số cũng là điểm tựa quan trọng cho bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Doanh nghiệp cần 8 nỗ lực

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã trở thành thảm họa toàn cầu, làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội con người. Cùng với sự lây lan dịch bệnh, tác động kinh tế của đại dịch là hết sức nghiêm trọng.

Kinh tế thế giới, vốn đã giảm tốc từ năm 2019, suy thoái nặng nề năm 2020. Nhiều đánh giá cho thấy GDP toàn cầu 2020 giảm tới khoảng 4% - 5%; thất nghiệp, thu hẹp giờ làm và giảm thu nhập đeo bám hàng trăm triệu lao động. Nhiều nước đã phải dùng các “gói” hỗ trợ kinh tế chưa từng có tiền lệ, cả về qui mô, diện bao phủ, biện pháp và trao quyền.

Ông Thành cho biết, phía trước, rủi ro, bất định còn nhiều. Năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo có mức tăng trưởng khá cao, có thể trên 5%, song thách thức và khó khăn vẫn rất lớn. 

Với Việt Nam, ông Thành nhấn mạnh là một nền kinh tế hội nhập rất sâu rộng, đặc biệt với nhiều đối tác đầu tư, thương mại, du lịch chủ chốt (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,…) đã và đang phải hứng chịu dịch bệnh rất nặng nề, tăng trưởng kinh tế giảm sâu.

Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, ông Thành cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, gần 31 triệu lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực; con số đó trong tháng 8 là khoảng 5 triệu. Dịch Covid-19 tác động xấu tới gần như tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế như du lịch, lưu trú ăn uống, giải trí, vận tải, logistics,  phân phối, công nghiệp chế tác, công nghiệp khai khoáng, và cả nông nghiệp.

Theo quan điểm của ông Thành, đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với cả nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhưng càng khó khăn, càng phải cầm cự, duy trì “năng lượng” để khi cơn bão dịch đi qua, chúng ta có thể lại vươn lên mạnh mẽ.

Để Việt Nam bước qua khó khăn, ông Thành nhấn mạnh, trong một thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, doanh nghiệp cần 8 nỗ lực:

Thứ nhất là tìm kiếm cơ hội kinh doanh gắn với thị trường, với hội nhập quốc tế, nhất là với các FTAs (như AEC; CPTPP; EVFTA,…) mà Việt Nam tham gia.

Thứ hai là tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối, lựa chọn đối tác hiệu quả và “cùng thắng”.

Thứ ba là chuyển động cùng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhất là chuyển đổi số

Thứ tư là, học hỏi và biết cách huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo.

Thứ năm là đối thoại và ứng xử theo luật, đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người lao động.

Thứ sáu là, xây dựng thương hiệu và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhân văn.

Thứ bảy là, “Đối thoại”, đồng hành với Chính phủ, các bộ ngành, góp phần hoàn thiện chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh.

Và cuối cùng là học và vận dụng tốt cách thức quản trị bất định và rủi ro.

 Trần Nguyên 

Bài liên quan

Tin mới

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Giá lúa gạo hôm nay 25/4: Giá gạo giảm 200 đồng
Giá lúa gạo hôm nay 25/4: Giá gạo giảm 200 đồng

Hôm nay 25/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh giảm với một số loại gạo trong khi đó giữ ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định sau phiên giảm.

Năm học 2024-2025: Thêm 3 trường THPT tư thục tại Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Năm học 2024-2025: Thêm 3 trường THPT tư thục tại Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa giao thêm chỉ tiêu tuyển sinh cho 3 trường THPT tư thục tuyển mới 30 lớp. Như vậy, đến thời điểm này đã có 88 trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đột ngột đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến thị trường
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đột ngột đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến thị trường

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (24/4), khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã khiến đà hồi phục của thị trường chững lại.

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.