Hôm nay (30/09) cũng là ngày giao dịch cuối quý III, lực cầu mạnh đã giúp thị trường đảo chiều khá tốt khi tổng giao dịch 3 sàn tăng 48% so với hôm qua, đạt trên 19,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch sàn HoSE chiếm 11% trong phiên chiều nay và thuộc về bên nhà đầu tư nước ngoài. 

Trong chiều nay, giao dịch của khối ngoại có biến chuyển bất ngờ khi các blue-chips trong khi tổng vị thế ở HoSE vẫn là mua ròng ( Ảnh minh họa)
Trong chiều nay, giao dịch của khối ngoại có biến chuyển bất ngờ khi các blue-chips trong khi tổng vị thế ở HoSE vẫn là mua ròng ( Ảnh minh họa).

VN-Index sau khi “thủng đáy” vào hôm qua đã cố gắng trở lại bằng việc kích hoạt áp lực bán. Đà giảm kéo dài liên tục với độ rộng của VN-Index rất hẹp. Theo báo cáo, chỉ số chạm đáy lúc 1h40, giảm 2,36% so với tham chiếu, tương đương gần 27 điểm.

Trước đó, thời điểm VN-Index chạm đáy, độ rộng chỉ còn 40 mã tăng/445 mã giảm, trong đó có 60 cổ phiếu giảm kịch sàn. Từ điểm này mà lực cầu dâng lên mạnh. Điểm tích cực duy nhất có lẽ là độ rộng cũng thay đổi tốt dần đều, đến khoảng 2h25 khi VN-Index bắt đầu chạm tới tham chiếu đã có 119 mã tăng/351 mã giảm. Cuối phiên chiều nay, độ rộng ghi nhận 192 mã tăng/264 mã giảm. 

Sau màn lội ngược dòng đầy vang dội, VN-Index tăng 0,54% so với tham chiếu, tương đương 6,04 điểm. VN30-Index tăng 0,4%, Midcap tăng 0,15% và Smallcap tăng 0,54%. Nhưng độ rộng vẫn hẹp, thể hiện việc không phải cổ phiếu nào cũng đủ lực kéo để phục hồi hoàn toàn. 

Rổ VN30 nhà VN-Index được cho là có màn đảo chiều thành công hơn cả khi độ rộng cuối phiên ghi nhận 17 mã tăng/10 mã giảm. Từ 1h45 chiều, GAS tăng bùng nổ, giá từ 101.400 đồng tăng mạnh chạm tới 1120.000 đồng, trước khi tụt về 110.000 đồng vào cuối phiên. GAS chốt phiên chiều nay tăng 4,76%, “gánh” toàn bộ cho VN-Index. FPT tăng 4,55%, CTG tăng 2,65%, BID tăng 1,19%, VRE tăng 2,94%, STB tăng 4,57%, SSI tăng 2,59% là những blue-chips đảo chiều thành công nhất.

Trong chiều nay, giao dịch của khối ngoại có biến chuyển bất ngờ khi các blue-chips trong khi tổng vị thế ở HoSE vẫn là mua ròng. Khối ngoại giải ngân 1.922,5 tỷ đồng trong khi bán ra 1.762,8 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu thuộc rổ VN30 bị bán 1.098,3 tỷ đồng và chỉ mua 763,1 tỷ đồng.

Nghĩa là khối ngoại đã xả ròng tới 335,1 tỷ đồng với các blue-chips, tập trung vào NVL -140,6 tỷ, VHM -86,5 tỷ, HPG -76,1 tỷ. Bên cạnh đó, các mã ngoài rổ VN30 cũng được các nhà đầu tư ưu ái và chọn mua như DGC +117 tỷ, KBC +79,1 tỷ, DPM +57 tỷ. Các mã DXG, PVD, GEX, VHC cũng được mua ròng khoảng 40 tỷ đồng. Loạt cổ phiếu này bù trừ cho lực bán trong rổ VN30 giúp vị thế của khối trên HoSE là 159,7 tỷ đồng.

Dù là ngày giao dịch cuối của quý III nhưng các giao dịch trong nước được đánh giá là mờ nhạt. VN-Index nâng giá thành công nhờ các blue-chips, nhưng cầu ngoại chẳng giúp ích được nhiều. Trong đó, khối ngoại mua vào chiếm khoảng 11% tổng giao dịch sàn HoSE là một tỷ trọng cao bất ngờ, tiền lệ chưa từng có nhưng dòng vốn trong nước mới là yếu tố quyết định. 

Cuối phiên chiều nay, thị trường đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư “lướt sóng”. Cụ thể, 242 cổ phiếu đạt biên độ dao động phục hồi từ 3%, đây là con số ổn định để lướt sóng hiệu quả. Thế nhưng, đa phần vẫn là giảm giá trong vòng T+2,5, nên cũng chỉ được coi là hình thức đánh đổi, đẩy rủi ro lùi về tương lai trong trường hợp thị trường chưa chạm đáy.

Thế nhưng, việc thị trường đang “tụt dốc”, chỉ số gãy ngưỡng nhưng dòng tiền vẫn đổ vào mua nhiều vẫn là một tín hiệu đáng mừng, đầy tích cực với những nhà đầu tư lúc này.

 Hồng Nhung (t/h)