Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười và Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang), Đỗ Thị Hằng ký kết hợp tác

Dự Hội nghị, có các vị: Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh; Bí thư Đảng ủy xã Phượng Sơn, Thân Văn Yên; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười; Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn, Đỗ Thị Hằng; cùng đông đảo lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ hữu cơ Kim Hằng và các vị khách mời.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Vùng đất Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng bởi nét đẹp hiền hòa, con người chất phác, mà còn nổi tiếng bởi một thứ trái cây thơm - đã làm nên tên tuổi cho một vùng đất màu mỡ - đó chính là quả vải.

Vải thiều Lục Ngạn ngọt thơm, nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên; vùng đất trung du Lục Ngạn sở hữu khí hậu trong lành, ôn hòa và mát mẻ - đây là điều kiện thuận lợi, giúp quả vải thiều Lục Ngạn trở thành thức quả đặc sản vùng - miền nổi tiếng. 

Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh
Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh phát biểu

Chia sẻ tại Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh cho biết:

Tỉnh Bắc Giang có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, đã góp phần hình thành một số cùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với một số sản phẩm nông sản có thương hiệu, trong đó có vải thiều Lục Ngạn.

Những năm qua, công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành tổ chức nhiều giải pháp: Mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; tăng cường tuyên truyền về sản xuất vải thiều an toàn; hướng dẫn vệ sinh vườn trồng, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra an toàn, chất lượng đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng...

“Có thể nói, quả vải thiều Lục Ngạn đã trở thành thương hiệu lớn mang tầm cỡ quốc gia. Bắc Giang mùa vải chín, khoác lên mình chiếc áo mới đẹp hút hồn. Vải thiều Lục Ngạn, không chỉ quyến rũ du khách bởi hương vị ngọt thơm, mà còn khiến du khách phải thổn thức - đắm chìm trong vẻ đẹp căng mọng của nó... Loại quả này, xứng đáng là đặc sản ngon không thể bỏ lỡ”, ông Nguyễn Đăng Sinh nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười chia sẻ:

"Hiện nay, nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng cao, những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng, luôn được người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn. Vì vậy, cần thiết phải phát triển nông nghiệp an toàn, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hữu cơ, chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Sự kết hợp giữa Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng trong việc sử dụng phân bón hữu cơ Gap đối với vùng trồng vải Phượng Sơn - là một trong những hướng đi để cây vải vùng Phượng Sơn phát triển bền vững, năng suất cây trồng ổn định và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ - là xu thế tất yếu hiện nay, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao...".

Chủ tịch HĐQT CP Gap Việt Nam, Vũ Đình Mười cam kết:

"Công ty CP Gap Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực, phát triển công nghệ, để sản xuất các loại phân bón cây trồng phù hợp với từng loại cây, giống cây, trong đó có cây vải, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình trồng vải, tạo niềm tin với bà con nông dân địa phương". 

Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang), Đỗ Thị Hằng
Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang), Đỗ Thị Hằng phát biểu

Tại Hội nghị, Giám đốc Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn, Đỗ Thị Hằng thông tin:

Lục Ngạn là huyện miền núi, tỉnh Bắc Giang, đia phương nổi tiếng cả nước với đặc sản vải thiểu. Vải thiệu Lục Ngạn, khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, vỏ mỏng, cùi dày, hương vị ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng.

Hiện nay, xã Phượng Sơn có khoảng gần 20.000 hộ dân trồng vải; xã có 5.026 ha được cấp mã số vùng trồng - trái vải xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật, Pháp, Trung Quốc, châu Âu, Australia và nhiều quốc gia khác.

Vải thiều - đã trở thành đặc sản của vùng quê Lục Ngạn và sản phẩm trái cây chủ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.  

Không chỉ là những quả vải tươi ngon, mà quả vải thiều còn được người dân làm thành món vải thiều sấy khô, có thể lưu giữ quanh năm, vào các mùa không có vải, thử thưởng thức 1 quả vải thiều khô, sẽ thấy vị ngọt sắc lịm, hòa quyện hương thơm của núi rừng, nhưng không mất đi mùi vị chính của quả vải. 

Bên lề hội nghị, các đại biểu và du khách được trải nghiệm, thăm quan miệt vườn của các hộ dân trồng vải tại địa phương.

Một số hình ảnh:

Nguyễn Kiên