Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong khuôn khổ các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia tại Thanh Hóa, chiều 6/10 đã diễn ra hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”, các đại biểu đã tham luận nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và nắm giữ vai trò chiến lược trong dài hạn là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước.

Đồng thời khẳng định trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là chìa khóa cho phát triển bền vững.

Theo Phó Cục Trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tống Xuân Chinh, chuyển đổi số là một hành trình xuyên suốt, liền mạch nhằm thay đổi toàn diện nền nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Ngày 19/8 hằng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn là ngày Chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đặc biệt, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột chính gồm: Chính phủ số tại các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp; kinh tế số nông nghiệp; nông thôn số, nông dân số.

Cũng tại hội thảo về “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh” các đại biểu đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp như: chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; nền tảng và ứng dụng AI trong sản xuất nông nghiệp thông minh; một số giải pháp phối hợp xây dựng, quản lý, khai thác “Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi” và “Hệ thống thông tin và cơ sở cấp, quản lý mã số vùng trồng”; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa…

Đây là những tham vấn quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng và thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số; giúp ngành nông nghiệp đi đúng hướng trong hoạt động chuyển đổi số của ngành, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về thức ăn nuôi và cơ sở chăn nuôi tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Đây là “chìa khóa” trong việc xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng, uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Việt như một tấm vé thông hành trên thị trường trong nước và quốc tế cũng như lợi ích kinh tế mang lại lợi ích cho người nông dân.

Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Hệ thống cũng sẽ hỗ trợ thông tin hai chiều giữa người dân và cơ quan quản lý nông nghiệp, dễ dàng cập nhật, chia sẻ và tích hợp với các nền tảng dữ liệu nông nghiệp.

Phó Cục Trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tống Xuân Chinh
Phó Cục Trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tống Xuân Chinh.

Đối với người nông dân, việc trực tiếp sử dụng hệ thống trên các thiết bị di động sẽ dễ dàng trực tiếp được tiếp cận thông tin chính thống, minh bạch, hai chiều từ cơ quan quản lý tránh được nguy cơ sản xuất mù mờ dẫn đến được mùa, mất giá. Hệ thống giúp người nông dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký chăn nuôi. Việc tuân thủ các quy định về quản lý trong chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi.

Trên cơ sở các trụ cột trong chuyển đổi số nông nghiệp và lợi ích mang lại cho người nông dân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa chủ động, tích cực tham gia để triển khai thành công Hệ thống CSDL chăn nuôi đến người nông dân để nhanh chóng “định danh Nông sản Việt” tại thị trường trong nước và quốc tế.

Mặt khác, tuyên truyền đến người nông dân tích cực tham gia vào chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm tăng tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp và hình thành nông thôn số, nông dân số.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.