Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia “hiến kế”: Ba trụ cột phát triển kinh tế

Trải qua 2 năm đại dịch, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đã gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Những kết quả đã đạt được trong năm 2021, mặc dù chưa trọn vẹn; song, chúng ta vẫn ấp ủ những niềm hy vọng về sự phát triển kinh tế - xã hội trong năm tới - sẽ có nhiều khởi sắc.

Mới bước vào tháng đầu của năm kế hoạch 2022, con đường thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn ở phía trước.

Điều quan trọng đó là chúng ta tìm ra những trụ cột chính cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Mỗi chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đều có những ý kiến riêng của mình về những trụ cột này. Cá nhân tôi, mạnh dạn chọn ra 3 trụ cột chính: i/ Đầu tư; ii/Xuất khẩu; iii/Tiêu dùng nội địa.

Trụ cột thứ nhất - đầu tư. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư phát triển. Theo đó, khi thu hút hiệu quả  vốn đầu tư trong và ngoài nước, sẽ tạo nên các nhà máy sản xuất hàng hóa, các trang trại nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi phát triển; sẽ có thêm nhiều con đường, sân bay, bến cảng… Đó là những “cú huých” mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.

Từ những kết quả của đầu tư mang lại, sẽ tạo nên nhiều việc làm, nâng cao đời sống của người lao động. Đương nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá. Cần kêu gọi đầu tư có chọn lọc, bao gồm các nhà máy, trang trại, nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0, phát triển sản xuất theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra có đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Phấn đấu, trong 10 - 15 năm tới, Việt Nam  trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và thế giới.

Thị trường nội địa có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Thị trường nội địa có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trụ cột thứ hai - xuất khẩu. Năm 2021, Việt Nam đạt mức xuất nhập khẩu 668 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 336 tỷ USD, tăng 19% so  2020. Mặc dù trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn vì chống dịch, Việt Nam vẫn là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở khu vực và thế giới. Vậy, để xuất khẩu phát triển hơn nữa, thì cần phải làm gì?

Trước hết, cần nghiêm túc đánh giá những hạn chế, bất cập, như: Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là gia công, giá trị đem lại còn khiêm tốn; 70% kim ngạch xuất khẩu là của DN FDI; nguyên vật liệu để sản xuất, phần lớn phụ thuộc vào nước ngoài; chi phí sản xuất, xuất khẩu còn cao; thị trường xuất khẩu chưa ổn định.

Sự sáng tạo đổi mới, tự lực tự cường trong sản xuất, xuất khẩu chưa cao. Hàng hóa của Việt Nam sản xuất, chưa có hệ thống phân phối chính thức tại các nước. Nhiều mặt hàng sản xuất ra, khi đi ra khỏi biên giới đã mang mác nhãn hàng hóa của nước ngoài...

Chính vì vậy, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực xuất khẩu. Theo đó, giảm bớt nguyên vật liệu nhập khẩu; chủ động trong sáng tạo và thiết kế sản phẩm; giảm bớt tỷ trong gia công... Muốn xuất khẩu hiệu quả, thì phải tạo niềm tin lâu dài cho nước nhập khẩu, làm ăn trách nhiệm, nghiêm túc, trung thực với các bạn hàng trên thế giới.

Trụ cột thứ ba - tiêu dùng nội địa. Chúng ta biết rằng, sản xuất ra của cải cho xã hội, nhưng không giải bài toán đầu ra mà cụ thể đó là “tiêu dùng nội địa” - thì hiệu quả sẽ không cao, thậm chí hàng hóa bị mất giá, ứ đọng...

Nhiều năm qua, điệp khúc “được mùa mất giá” của các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn đó, chưa được khắc phục. Người nông dân chưa thực sự làm chủ - chưa sống khỏe trên đồng ruộng của mình. Và họ chưa được hưởng lợi nhuận tương xứng với công sức bỏ ra.

Với tổng mức tiêu dùng cuối cùng của toàn dân hiện chiếm tới 65 - 70% GDP, thị trường nội địa có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Câu hỏi đặt ra: Tại sao Việt Nam vẫn còn những lạc hậu & trì trệ không đáng có ở lĩnh vực tiêu dùng nội địa?

Có thể nêu ra một số nguyên nhân chính. Vấn đề lớn nhất cần quan tâm đó là mua bán hàng hóa ở Việt Nam ít được công khai minh bạch. Hình thức mua đứt bán đoạn qua nhiều trung gian là chủ yếu. Hầu hết người bán buôn hàng hóa không ai chịu trách nhiệm đến cùng trách nhiệm về giá cả và chất lượng hàng hóa của mình. Còn có hiện tượng thao túng ép giá mua, giá bán của một số thương lái và một số nhà bán lẻ hiện đại có thế mạnh hiện nay. Từ đó dẫn tới thua thiệt cho người sản xuất ra của cải vật chất xã hội, đặc biệt là người nông dân.

Ngoài ra, dư luận cho rằng, còn thiếu vắng sự can thiệp hợp lý của Bộ Công Thương, các sở công thương, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội ngành bán lẻ… về những tồn tại, bất cập hiện nay.

Những vấn đề nêu ra cho thấy, hệ thống phân phối tiêu dùng ở Việt Nam còn yếu kém, cả về nhận thức và hành động. Hàng hóa sản xuất những năm gần đây, dù đã chất lượng hơn và dồi dào hơn, nhưng chiếc “nút cổ chai phân phối” còn bị ách tắc vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan.

Có lẽ, trong thời gian tới, cần một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong hệ thống thương mại ở Việt Nam sao cho hàng hóa, nhất là hàng nội được “đứng chân đàng hoàng” ở các kệ siêu thị, các chợ, cửa hàng tạp hóa. Các kênh phân phối phải mở rộng cửa để đón hàng Việt, chúng ta kiên quyết làm chủ mạng lưới phân phối trên sân nhà, bởi mất phân phối là mất cả sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Lợi nhuận hài hòa, rủi ro chia sẻ.”! Điều này, rất phù hợp với tính nhân văn, chia sẻ của cộng đồng trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội - đang được đề cao tôn vinh. Nếu cần thiết, phải đề nghị luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị quan trọng của đất nước để khắc phục những tình trạng bất hợp lý kéo dài.  

Đi đôi với tổ chức lại hệ thống phân phối, các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên vào cuộc, kiểm tra, xử lý một cách hiệu quả và nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân buôn lậu, gian lân thương mại, sản xuất, kinh doanh nhập khẩu hàng giả làm thiệt hại cho sản xuất trong nước và người tiêu dùng.

Kỷ luật sản xuất lưu thông phải đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm; tôn vinh những thương hiệu sản xuất, bán lẻ làm ăn chân chính, có trách nhiệm với cộng đồng.

Nêu lên 3 trụ cột để cho thấy, cần phải đẩy mạnh phát triển và tăng cường các trụ cột trên cùng với sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực khác của nền kinh tế như giao thông vận tải, khoa học & công nghệ, sở hữu trí tuệ…

Phát triển nhanh và bền vững các trụ cột, chắc chắn sẽ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham mưu của các bộ, ngành, địa phương, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng, chúng ta sẽ có một bức tranh kinh tế ngày càng sáng sủa hơn.

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy
Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thông tin từ Công an Nghệ An, cơ quan này vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt xóa thành công chuyên án, bắt 12 đối tượng truyền bá hơn 19 triệu nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm
Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm

Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục. Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng , EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm.

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII

UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII. Có gần 200 vận động viên tham dự tại lễ hội năm nay.

ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã diễn ra vào sáng 29/4, thông qua toàn bộ tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2024, các thay đổi về nhân sự cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.