Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia kinh tế lo ngại: Tính khả thi của Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định 20/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là một bước tiến của Việt Nam, tuân thủ theo thông lệ quốc tế về chống chuyển giá, nhưng các nhà soạn thảo chưa có đánh giá đầy đủ, có thể khiến các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt oan.

Chuyên gia kinh tế lo ngại: Tính khả thi của Nghị định 20/2017/NĐ-CP - Hình 1Chuyên gia lo ngại tính khả thi?

TạiHội thảo Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡdo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực đã nêu ra những bất cập của Nghị định 20.

Theo ông Lực, Nghị định 20 có hiệu lực từ 1/5/2017, trong khi Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện Nghị định 20 ban hành ngày 28/2/2017, điều này là quá gấp gáp để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, nếu chiếu theo mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA là 20% như quy định, Việt Nam sẽ có 423 doanh nghiệp vượt trần 20%, tương đương gần 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy nhiên, Cơ quan thuế lại không đưa ra số liệu về tỷ lệ quy mô doanh nghiệp, vì có thể 423 doanh nghiệp này chiếm quy mô lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng số lượng, vì đa phần các doanh nghiệp vượt trần đều hoạt động theo mô hình tập đoàn, tổng công ty,...

“Điều đó cho thấy, Nghị định 20 chưa có cơ sở mang tính thuyết phục, chưa tính nhiều đến đặc thù của Việt Nam”, ông Lực nhận định.

Từ các vấn đề đó, TS. Cấn Văn Lực đã chỉ ra 4 thách thức lớn nếu áp dụng Nghị định 20.

Thứ nhất, qua khảo sát số liệu báo cáo tài chính năm 2016, 2017 của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp uy tín thuộc các ngành nghề khác nhau (trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) đang có chỉ số chi phí lãi vay/EBITDA trên 20%.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam thường vay nợ nhiều hơn (một phần là do thói quen, một phần là do thị trường vốn chưa phát triển): Hệ số nợ trên CSH của doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán hết quý III/2018 là 1,42 lần so với mức 1,04 lần của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khối OECD hay 0,56 lần doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam đang vay nợ gấp 1,4 lần doanh nghiệp khối OECD, và vì vậy, nên chăng áp mức gấp 1,4 lần tỷ lệ ngưỡng bình quân, là khoảng 28 - 30%?

Thứ ba, TS. Lực cho hay, lãi suất cao có nhiều nguyên nhân như lạm phát, mức độ rủi ro quốc gia và bản thân doanh nghiệp, chi phí vốn đầu vào, chi phí giao dịch của cả nền kinh tế, nên lãi suất cho vay thực của Việt Nam đang ở mức trung bình cao trong khu vực (bình quân 2015 – 2017: Việt Nam là 5,3%; TQ là 2,6; Philippines là 4,5%, Singpaore là 3,8%, Ấn Độ là 6,7%...) chắc chắn là cao hơn ở OECD, nghĩa là ngưỡng lãi vay phải cao hơn mức trung bình của khối này.

Thứ tư, hiện các quốc gia phát triển như Mỹ, các quốc gia EU, Hàn Quốc... đều đã áp dụng mức 30% và một số nước đang phát triển cũng đang nghiên cứu mức 30%.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho rằng Nghị định 20 chưa tính đến yếu tố ngành đặc thù, đối tượng đặc thù bởi một số ngành có đặc thù cơ cấu nợ - vốn cao như công nghiệp, bất động sản, xi măng, sắt thép,… vốn dĩ phải đầu tư nhiều, vay nợ nhiều hay các doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư mới hay doanh nghiệp tái cơ cấu…

Đồng thời, Nghị định 20 cũng chưa xác định nguồn vốn vay, dẫn đến sự thiếu nhất quán khi thực hiện, chưa phân biệt đối tượng ở đây là công ty mẹ/tập đoàn hay công ty con, riêng lẻ.

Do vậy, TS. Cấn Văn Lực đã bày tỏ sự lo ngại về tính khả thi của Nghị định này, liệu chăng có đủ nguồn lực thực hiện, giám sát, thanh tra,... nếu để ngưỡng thấp như vậy.

Không đủ cơ sở pháp lý

Dưới góc nhìn của pháp luật, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là cần thiết, tuy nhiên, cơ sở pháp lý và nội dung đang được quy định tại Nghị định số 20 còn những điểm chưa hợp lý, cụ thể ông Đức dẫn chứng: “Giao dịch liên kết” bị hạn chế quyền của cá nhân và pháp nhân, nên phải được điều chỉnh trong một đạo luật theo quy định tại khoản 2, Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trong khi đó, cụm từ “giao dịch liên kết” mới chỉ được giải thích trong khoản 3, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ” và Điều 5 “Các bên có quan hệ liên kết” (tương tự quy định về “người có liên quan”), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, cụm từ “giao dịch liên kết” cũng được đề cập đến trong quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt và việc chuyển giao công nghệ.

Như vậy, việc quy định hạn chế trong “giao dịch liên kết” chỉ bảo đảm cơ sở pháp lý sau khi đã được quy định trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét thông qua.

Cho rằng Quy định trong NĐ không hợp lý ông Đức phân tích:Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp thật sự phải chi trả chi phí lãi vay cao hơn tỷ lệ khống chế nói trên, thì quy định của Nghị định là trái luật, vi phạm quyền huy động vốn từ mọi nguồn một cách hợp pháp để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

Thứ hai, quy định “tổng chi phí lãi vay” “không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần...” không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”. Vì nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và cá nhân, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu “tổng chi phí lãi vay” trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận;

Thứ ba, trong mọi trường hợp, tỷ lệ 20% nói trên là nhằm đặt ra giới hạn với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Vì vậy, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn, kể cả đối với giao dịch liên kết, nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.

Ông Đức cho rằng, về thực chất, Nghị định này chủ yếu nhằm vào mục tiêu chống chuyển giá và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là quy định tại Điều 10 về “Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết” và Khoản 1, Điều 11 về “Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết” của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Khác với các giao dịch liên kết đa quốc gia, về mối quan hệ giao dịch liên kết ở trong nước giữa các doanh nghiệp với nhau, thì về cơ bản chi phí của doanh nghiệp này sẽ là thu nhập của doanh nghiệp khác và tất cả đều nộp thuế ở Việt Nam.

"Do vậy, nếu các cơ quan thuế bắt bẻ các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp tổng số thuế phải nộp tại Việt Nam giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên kết không giảm đi hoặc giảm một cách không đáng kể là quá máy móc, không cần thiết, không đúng với tinh thần và mục đích quy định của pháp luật", LS Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Khánh Yên

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu
Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu

Kết quả xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024 đã rõ ràng. Xuất khẩu gạo đạt số lượng, giá trị lớn. Cùng với việc, Việt Nam được vay vốn để đầu tư dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì thương hiệu đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ
Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID
Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID

BHXH quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa nhận được phản ánh từ người dân về việc đã sử dụng dịch vụ của một kênh TikTok nhận cấp lại mật khẩu, thay đổi thông tin trong ứng dụng VssID - BHXH số và một số dịch vụ khác như cấp lại sổ, cấp lại tờ rồi sau đó thu phí từ người dân. Kênh này cam kết thực hiện cấp lại mật khẩu thành công thì người dân mới phải chuyển tiền, tuy nhiên sau khi đưa thông tin cần thiết để làm dịch vụ, người dân không nhận được mật khẩu nên đã không chuyển tiền cho đối tượng.

Hơn 1,5 triệu lượt khách di chuyển bằng đường hàng không dịp lễ 30/4-1/5
Hơn 1,5 triệu lượt khách di chuyển bằng đường hàng không dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ nhân dịp 30/4-1/5, dự kiến các hãng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khai thác nội địa trên toàn mạng khoảng 9.000 lượt cất, hạ cánh và đón hành khách ước đạt hơn 1,5 triệu hành khách.

Thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe
Thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở mặt trước khí quản. Là một tuyến nội tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nếu không có tuyến giáp, cơ thể không thể tồn tại mà sẽ phải sử dụng các hormone để thay thế.

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.