Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia lý giải sự biến động “dị thường” của thị trường xăng dầu năm 2022

PGS.TS, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lý giải nguyên nhân sự biến động "dị thường" của thị trường, hoạt động kinh doanh xăng dầu thế giới, Việt Nam năm 2022.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, một vật tư quan trọng cho nên mỗi sự biến động dù là nhỏ nhất của mặt hàng này đều tác động tới toàn bộ nền kinh tế, xã hội Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Chính vì vậy, cho nên tất cả các quốc gia đều rất coi trọng vấn đề an ninh năng lượng, trong đó có an ninh về xăng dầu.

Thời gian qua, thị trường xăng dầu biến động rất khó lường với nhiều yếu tố tác động, trong đó có nhiều yếu tố không thể dự báo trước. Không ai ngờ được hàng hóa, sản phẩm vật tư chiến lược quan trọng nhất lại có thời điểm như tháng 04/2020 giá xăng dầu giao sau của thế giới giảm xuống mức -36 USD/thùng. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Ảnh minh họa internet
Chuyên gia lý giải sự biến động “dị thường” của thị trường xăng dầu năm 2022. Ảnh minh họa internet.

Thêm nữa, năm 2022 thị trường xăng dầu lại có sự biến động “dị thường” do rất nhiều yếu tố tác động như: Khủng hoảng, mâu thuẫn giữa các nước sản xuất xăng dầu; do xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine làm cho nguồn cung cầu mất cân đối rất nghiêm trọng…

Theo PGS Ngô Trí Long, những lý do nêu trên đã tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước, đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. "Tôi có thể khẳng định, năm 2022 là một năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước. Cũng chính từ sự "dị thường" này đã tác động không nhỏ tới công tác điều hành thị trường của các cơ quan quản lý Nhà nước", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Hiện nay giá xăng dầu do Nhà nước quy định, trong cơ cấu giá xăng dầu có 9 yếu tố, trong đó có yếu tố chi phí kinh doanh. Trong chi phí kinh doanh thì lợi nhuận của người bán nếu được tính toán một cách hợp lý, đảm bảo có lợi nhuận thì các hoạt động sẽ ổn định và bình thường.

Chi phí kinh doanh và premium là hai yếu tố cấu thành nên giá xăng dầu cơ sở. Tuy nhiên, quy định về chi phí kinh doanh hiện nay đã lạc hậu, rất thấp, được thay đổi từ năm 2014 đến nay đã 8 năm. Khi chi phí kinh doanh không hợp lý, tức là không bù đắp được chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thua lỗ.

Chính vì thua lỗ như vậy nên việc chiết khấu cho các đại lý cũng thấp đi. Đối với các đại lý bán lẻ, việc chiết khấu thấp sẽ không đủ đảm bảo mức lãi và khi họ lỗ quá nhiều thì sẽ ngừng kinh doanh.

Ảnh minh họa internet
Chuyên gia lý giải sự biến động “dị thường” của thị trường xăng dầu năm 2022. Ảnh minh họa internet.

Còn premium là phần thưởng hay gọi là lợi nhuận của người bán, trong Nghị định 95 đã quy định rất rõ nhưng hiện không thay đổi, vẫn để mức thấp, doanh nghiệp không có lãi. Khi doanh nghiệp không có lãi thì sẽ không nhập hàng và bên bán cũng sẽ không bán, bên mua cũng không mua được.

Chính vì vậy tạo cho nguồn cung khó khăn, các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có lãi, đây là vấn đề mấu chốt. Bộ Công Thương mặc dù đã phát hiện ra vấn đề, tìm ra nút thắt và đã có đến 4 lần kiến nghị Bộ Tài chính về điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính vẫn chần chừ chưa thay đổi, mãi tới kỳ điều hành gần đây nhất mới quyết định điểu chỉnh dẫn đến những hệ lũy không đáng có.

Muốn điều hành tốt thị trường xăng dầu, tránh "dị thường" như trên, theo Tiến sỹ Ngô Trí Long thì, phải theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới để điều phối một cách nhịp nhàng. Các cơ quan quản lý cần phải theo sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để điều hành linh hoạt hơn. Ví dụ như là chi phí kinh doanh và premium phải tính đúng, tính đủ, bù đắp cho doanh nghiệp. Bởi nếu không đủ bù đắp cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không có lãi, dẫn đến việc hoạt động ít hơn, không đáp ứng được nhu cầu của tiêu dùng.

Một vấn đề nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cần phải nhuần nhuyễn, hiệu quả hơn nữa. Trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu đã được quy định rất rõ trong Nghị định số 83 cũng như Nghị định số 95. Chủ trì là Bộ Công Thương, nhưng trong đó mỗi bộ, ngành phải có trách nhiệm nhất định. Ví dụ vấn đề về vấn đề thuế, phí lại là trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Điều hành xăng dầu trong thời gian tới là thách thức lớn, không hề đơn giản. Bởi giá xăng dầu thế giới luôn biến động, mà đây lại là mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng chiến lược, cho nên nếu điều hành không hiệu quả thì chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

PGS Ngô Trí Long khẳng định: "Đây là một lĩnh vực giá cả luôn biến động, có sự rủi ro rất lớn cho nên doanh nghiệp phải có những công cụ, hay những phương pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, phải có năng lực, không chỉ về tài chính mà còn cần năng lực dự báo về biến động giá để phòng ngừa rủi ro, tránh gây những hệ lụy, những tác động xấu đối với bản thân doanh nghiệp và thị trường".

Thạch Thảo (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Phương Đông (OCB) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới
Ngân hàng Phương Đông (OCB) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới

Tối 3/5, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5.

Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?

Bà Đinh Trang hỏi, Bí thư Đảng ủy và Bí thư Đoàn thanh niên đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên và Chính trị viên phó cấp xã được hưởng phụ cấp thâm niên thì khoản phụ cấp này có tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị thí điểm triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên
“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên

Từ chiều ngày 3 đến sáng 4/5, trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, xuất hiện mưa vừa trên diện rộng ở một số địa phương như Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Glei, TP.Kon Tum (Kon Tum); TP Pleiku, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ (Gia Lai); Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột(Đăk Lăk)...

Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Công ty ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức từ hộ kinh doanh theo chủ trương khuyến khích của nhà nước.

Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02
Đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02

Thông tư 02 về cơ cấu lại thời gian trả nợ đang được đề xuất gia hạn. Theo các chuyên gia, giãn, hoãn nợ tức là khoản nợ vẫn còn đó, chỉ là chưa thu và doanh nghiệp vẫn có cơ hội được vay các khoản vay mới. Tuy nhiên, để đề phòng khả năng gia tăng nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận. Vì với các khoản nợ được giãn, hoãn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.