Cụ thể, ông Adam Samdin cho biết: "Tôi nghĩ rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam khá là bất ngờ. Ý ​​tôi là dựa theo việc điều tiết nhu cầu bên ngoài thì tôi không nghĩ, Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý, nhu cầu trong nước của Việt Nam lại có sự phục hồi nhanh hơn dự đoán. Do đó, thay vì trông chờ vào tăng trưởng nhu cầu bên ngoài, Việt Nam đã phục hồi bằng nhu cầu trong nước, đặc biệt là trong quý III và quý IV/2024".

Ảnh báo Đắk Lawsk.
Chuyên gia nhìn nhận: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao năm 2024 nhờ động lực đầu tư và tiêu dùng. Ảnh báo Đắk Lawsk.

Ông Adam Samdin phân tích: Tăng trưởng tiêu dùng trong nước được thúc đẩy nhờ động lực tăng trưởng lương của năm 2024 và năm 2025, chủ yếu từ các khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo khảo sát, năm 2022, người lao động trong khu vực FDI nhận lương cao hơn khoảng 14% so với khu vực phi Nhà nước.

Ông Adam Samdin cho rằng, FDI không chỉ thúc đẩy như cầu tiêu dùng trong nước mà còn là lĩnh vực có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ khu vực này trong những năm tới:

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 75% trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI cũng đang được hỗ trợ bằng các chính sách của Chính phủ và trên cơ sở đó, chúng tôi nghĩ rằng đó là những yếu tố cấu trúc khá chắc chắn rằng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ trong vài năm tới.

Chuyên gia nhìn nhận: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao năm 2024 nhờ động lực đầu tư và tiêu dùng. Ảnh internet.
Chuyên gia nhìn nhận: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao năm 2024 nhờ động lực đầu tư và tiêu dùng. Ảnh internet.

Mặt khác, một trong những yếu tố khiến cho khu vực FDI sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ sự dịch chuyển của các tập đoàn lớn. Bản thân các doanh nghiệp này đang tìm cách đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro".

Cũng theo ông Samdin, trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi mong manh, nguy cơ các cuộc chiến tranh thương mại sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2025, thì việc tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là động lực và chứng tỏ sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế Việt Nam:

"Về mặt cạnh tranh, tôi nghĩ, một trong những điều được đánh giá là quan trọng ở khu vực Đông Nam Á liên quan chi phí lao động. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Việt Nam muốn thu hút được nhiều FDI thì cần phải có nhiều chính sách “nuôi dưỡng” các doanh nghiệp FDI hấp dẫn hơn. Đó là động lực lớn cho tăng trưởng".

PV/VOV.vn