Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính

Bộ Nội vụ vừa có Báo cáo tóm tắt kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ (PAR INDEX 2023). Trong Báo cáo có rất nhiều chỉ số đáng quan tâm ở các bộ, cơ quan ngang bộ.

Theo Bộ Nội vụ, đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính trên 80%, bao gồm 14 đơn vị, dưới 80% có 3 đơn vị.

Cụ thể như sau: 14 đơn vị trên 80% gồm: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính dưới 80% có 3 đơn vị là: Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương.

Giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 là 84.38%, tăng 0.33% so với năm 2022. 10/17 bộ có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 trên mức giá trị trung bình.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số CCHC năm 2023, đạt 89.95%Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả chỉ số CCHC năm 2023 đạt 78.03%, thấp hơn 11.92% so với đơn vị dẫn đầu là Bộ Tư pháp.

10/17 đơn vị có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (+5.83%)Trong 7 bộ có kết quả chỉ số CCHC giảm hơn so với năm 2022, giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (-5.31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số CCHC giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (-0.58%); Bộ Xây dựng (-0.01%).

-4/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC"; "Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước"; "Cải cách chế độ công vụ" và "Cải cách tài chính công". 3 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2022, đó là: "Cải cách thể chế"; "Cải cách thủ tục hành chính" và "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số".

- Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" có giá trị trung bình là 94.90%, tăng hơn so với năm 2022 là 3.01%. Bộ Tư pháp dẫn đầu Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" với giá trị 98.56%. Bộ Ngoại giao tiếp tục có năm thứ ba liên tiếp đứng cuối bảng Chỉ số thành phần này, với giá trị 87.95%, đồng thời cũng là đơn vị duy nhất có giá trị dưới 90% ở năm 2023.

Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

- Chỉ số thành phần "Cải cách thể chế" có giá trị trung bình là 78,96%, giảm hơn so với năm 2022 là 0.59%. Bộ Tư pháp đạt Chỉ số thành phần này cao nhất, với giá trị 93.99%. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả Chỉ số thành phần ở lĩnh vực này thấp nhất, với giá trị 67.84%.

Trong năm 2023, còn một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan chưa xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiến nghị. Có đến 14/17 bộ, cơ quan không đạt điểm tối đa tại tiêu chí "Đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật".

- Chỉ số thành phần "Cải cách thủ tục hành chính" có giá trị trung bình là 82.14%, giảm 6.90% so với năm 2022. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 2 đơn vị đứng đầu Chỉ số thành phần "Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)" với giá trị lần lượt là 97% và 94.87%. Đồng thời, đây cũng là 2 đơn vị có Chỉ số thành phần trên 90%. 

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo là 2 đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC", với giá trị lần lượt là 70% và 69.90%

Năm 2023, nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại các tiêu chí, như: "Kiểm soát quy định TTHC"; "Công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ" và "Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC". Có 06/17 bộ có kết quả Chỉ số thành phần dưới 70%.

Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

- Chỉ số thành phần "Cải cách tổ chức bộ máy" có giá trị trung bình là 89,87%, tăng 0.75% so với năm 2022. Bộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số thành phần với giá trị 95.18%.

Bộ Công Thương là đơn vị duy nhất có kết quả dưới 80%, đồng thời là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần với giá trị 76.82%. Có 11/17 bộ, cơ quan có Chỉ số thành phần trên 90%. Tiêu chí "Thực hiện quy định về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao" đạt giá trị trung bình 100%.

- Chỉ số thành phần "Cải cách chế độ công vụ" có giá trị trung bình là 90,49%, tăng 4.32% so với năm 2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường có Chỉ số thành phần cao nhất với kết quả lần lượt là 94.43% và 94.04%. 

Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương là những đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số thành phần, với giá trị lần lượt là 85.39% và 81.22%Có 11/17 bộ đạt Chỉ số thành phần trên 90% (Năm 2022 chỉ có 7/17 bộ đạt kết quả trên 90% tại Chỉ số thành phần này). Tuy nhiên, có 10/17 bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".

Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" có giá trị trung bình là 78.47%, tăng 3.55% so với năm 2022. Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước  và Bộ Giao thông vận tải là 4 đơn vị có Chỉ số thành phần cao nhất, với giá trị lần lượt là 96.01%; 95.20%; 92.21% và 90.11%. 

Có 5 đơn vị có Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" thấp dưới 70%, đồng thời, cũng là những đơn vị đứng cuối của Chỉ số thành phần này, bao gồm: Bộ Công Thương (69.05%); Bộ Khoa học và Công nghệ (65.50%); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (63.64%); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (63.09%) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (60.66%). 

Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Năm 2023 tiếp tục có 05/17 bộ có Chỉ số thành phần dưới 70%, có 12/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước", có duy nhất có 01/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN".

- Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình là 78.35%, giảm 0.10% so với năm 2022. Bộ Giao thông vận tải đứng thứ nhất Chỉ số thành phần với giá trị 89.25%. Bộ Ngoại giao có kết quả 49.41%, đứng cuối Chỉ số thành phần. 

Có 10/17 bộ có giá trị Chỉ số thành phần trên 80% và Bộ có giá trị thấp nhất với kết quả là 49.41%. 

Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như các tiêu chí thành phần: "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ); "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (8/17 bộ); "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ); "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (8/17 bộ). 

Giá trị trung bình của Tiêu chí thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" là 65.31%, có 03 đơn vị đạt tỷ lệ 100% điểm số, (năm 2022 chỉ có 2 đơn vị). Tiêu chí thành phần "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" có giá trị 52.94%, có 08/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần này.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực
Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.

Đối phương nói về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Đối phương nói về Chiến thắng Điện Biên Phủ

De Castries: Tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả Tướng Cogny và Đại tướng Navarre. Tôi hân hạnh làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm 2024
Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm 2024

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ bảy ngày 31/8 đến hết thứ ba ngày 3/9/2024.

Điện Biên Phủ, ký ức năm xưa vẫn còn nguyên vẹn
Điện Biên Phủ, ký ức năm xưa vẫn còn nguyên vẹn

Sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nay đều đã trên dưới 90 tuổi. 70 năm qua đi nhưng những ký ức về trận chiến năm nào để làm nên một chiến thắng chấn động địa cầu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Hòa Bình: Chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
Hòa Bình: Chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

Ngay từ những ngày tháng 4/2024, cả nước nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng đã xuất hiện nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và hạn chế ảnh hưởng do thời tiết cực đoan đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp.

Tám tờ báo ở Mỹ kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền
Tám tờ báo ở Mỹ kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền

Tám tờ báo ở Mỹ ngày 30/4 đã đệ đơn kiện OpenAI, công ty mẹ của ChatGPT, và Microsoft, với cáo buộc vi phạm bản quyền.