Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn tăng 7 bậc Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

Theo kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, năm 2023 Lạng Sơn đạt 85,94 điểm, xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2022.

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

Sáng 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2023 (SIPAS).

Theo kết quả công bố của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, năm 2023 Lạng Sơn đạt 85,94 điểm, xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2022.

Để thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, ngay từ đầu năm 2023, tỉnh đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính trên địa bàn. Theo đó, tỉnh đề ra 48 nhiệm vụ cụ thể và bám sát phương châm hành động “siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”, trong đó tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai có trọng tâm, trọng điểm đối với tất cả các nội dung thuộc công tác này.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh giao Sở Nội vụ - Cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh về công tác cải cách hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả; phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng báo cáo chi tiết phân tích các chỉ số cụ thể, từ đó chỉ rõ những chỉ số thấp, những cơ quan, đơn vị làm chưa tốt, ảnh hưởng đến việc xếp loại các chỉ số của tỉnh. Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) phân tích kết quả một số chỉ số đạt thấp của tỉnh, trong đó có chỉ số cải cách hành chính, đề ra một số giải pháp nâng cao thứ hạng chỉ số này trong năm tiếp theo.

Chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý hiệu quả được Bộ Nội vụ ban hành và triển khai áp dụng đến nay là năm thứ 12. Chỉ số này giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, việc này giúp cho các bộ, cơ quan, địa phương phân tích, so sánh và xác định rõ những kết quả được, những tồn tại hạn chế trong từng nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính; từ đó, có giải pháp cải thiện, nâng chất lượng, hiệu quả cải cải cách hành chính hàng năm tại cơ quan, đơn vị mình.

Lạng Sơn tăng 7 bậc Chỉ số cải cách hành chính năm 2023
Lạng Sơn tăng 7 bậc Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

Năm 2023, Bộ Nội vụ tiếp tục thực hiện bộ tiêu chí đánh giá tại Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành tại Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Chỉ số cải cách hành chính mới được ban hành bao gồm 2 bộ tiêu chí đánh giá cho cấp bộ và cấp tỉnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phạm Thị Thanh Trà, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ:  "Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng. Với phương châm hành động của Chính phủ "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững", các tỉnh, thành phố tiếp tục đồng hành, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra trong năm, cũng như tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030". 

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.