Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Khải hỏi, ông có thể dùng Giấy chứng nhận của căn nhà ở xã hội này để thế chấp ngân hàng vay vốn kinh doanh hoặc tiêu dùng hay không?

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Vì vậy, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thể được dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi xem xét cho vay đối với khách hàng thì các ngân hàng cần tuân thủ các quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (và các văn bản sửa đổi, bổ sung).

Theo đó, ngân hàng có quyền quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy định tại Điều 3, hoạt động cho vay của ngân hàng và khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng quy định tại Điều 4 và khách hàng cần đáp ứng các điều kiện vay vốn quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Do đó, trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng, đề nghị khách hàng làm việc với tổ chức tín dụng để được, thẩm định xem xét cho vay theo quy định.

Theo Chinhphu.vn