Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Còn nhiều dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có sự co hẹp và giảm nhiệt rõ ràng. Điều này có thể nhận ra qua quy mô phát thành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bốn tháng đầu năm theo chủ thể đã giảm đi. Vậy, nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp phục hồi phát triển trong thời gian tới sẽ ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Đây là quan điểm của TS. Cấn Văn Lực - TV Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia khi trao đổi với báo chí về dư địa của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

Kênh dẫn vốn quan trọng

Nói về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt NamTS. Cấn Văn Lực cho biết:  Theo chúng tôi tính toán, cấu trúc dẫn vốn cho nền kinh tế trong năm 2021, vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47%, vốn huy động từ thị trường cổ phiếu thông qua IPO, qua phát hành tiếp cổ phiếu cho cổ đông hiện tại và thông qua bán cổ phiếu theo nhiều hình thức khác mới chỉ chiếm khoảng 3,2%.

TS. Cấn Văn Lực - TV Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia
TS. Cấn Văn Lực - TV Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia.

Theo chuyên gia, thị trường trái phiếu đã và đang trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng khi chiếm khoảng 21,5% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế. Như vậy để thấy, chúng ta vẫn là một nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống ngân hàng.

Như vậy, vấn đề đặt ra lúc này là, thị trường trái phiếu đang có sự co hẹp và giảm nhiệt rõ ràng. Điều này có thể nhận ra qua quy mô phát thành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 04 tháng đầu năm theo chủ thể đã giảm đi, đặc biệt vắng bóng doanh nghiệp bất động sản phát hành thêm trái phiếu trong tháng Tư và lượng phát hành chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy việc giảm số lượng có là một thông tin tích cực lúc này? Nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp phục hồi phát triển trong thời gian tới sẽ ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Điều đáng nói, hệ thống ngân hàng về bản chất là phục vụ mục đích cho vay ngắn hạn, nhưng hệ thống ngân hàng vừa qua cũng đã phải gồng lên để cho vay trung dài hạn, chiếm khoảng 40-50% tổng dư nợ là quá sức với hệ thống ngân hàng thương mại.

Vì thế, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: Kênh dẫn vốn qua thị trường trái phiếu trung dài hạn hay thị trường cổ phiếu là vô cùng quan trọng. Vấn đề cần điều tiết quản lý như thế nào để phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.

Để điều tiết quản lý phát triển lành mạnh, bền vững hơn:

Về cơ cấu vận hành, ngành bất động sản mặc dù có giảm phát hành, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khối ngân hàng và khối xây dựng, còn lại mới đến các khối khác. Riêng khối ngân hàng chủ yếu phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn cấp hai cho vốn chủ sở hữu, qua đó đáp ứng chuẩn mực quản lý rủi ro an toàn vốn Basel II theo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Về nhà đầu tư, trong năm 2021, tổ chức tín dụng chiếm khoảng 25%, các công ty chứng khoán chiếm khoảng 26-27% và đến các nhà đầu tư khác.

Về kỳ hạn và lãi suất, có rất nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất trái phiếu rất cao, nhưng điều đó là không hoàn toàn đúng, vì đâu đó chỉ ở mức từ 8 - 10%. Tuy nhiên thời hạn không được dài, chủ yếu từ 03-05 năm. Cho nên, 03 năm vừa qua, các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu, thì năm nay sẽ là năm khó khăn vì các nhà phát hành sẽ phải trả nợ rất nhiều.

Về hình thức tài sản đảm bảo, nhiều quan điểm đề cập đến “trái phiếu ba không”. Thực tế, đúng là có những trường hợp không có tài sản đảm bảo, nhưng chỉ chiếm khoảng 18%, còn lại là có tài sản đảm bảo nhưng ở dưới hình thức khác như cổ phiếu, tài sản hình thành trong tương lai, hoặc có thể là một phần những tài sản khác.

Về pháp lý, trong những năm qua, Việt Nam đã có Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp là hai luật có vai trò quan trọng, chi phối việc phát hành trái phiếu. Cùng với đó là các Nghị định 163/2018, Nghị định 81 và sau cùng là nghị định 153/2020, tới đây là Nghị định 153 sửa đổi.

Giải pháp cho thị trường

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Các giải pháp đẩy mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp triển lành mạnh, bền vững như:

Thứ nhất, về cách tiếp cận vừa kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa kiểm soát được rủi ro, trước mắt, cần giải quyết dứt điểm các vụ “lùm xùm” vừa qua để củng cố niềm tin nhà đầu tư cũng như tránh tạo tiền lệ xấu.

Thứ hai, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp như: Sửa đổi Nghị định 153/NĐ-CP (2020) về phát hành TPDN riêng lẻ, Nghị định 156 (2020) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán;...

Thứ ba, cần có quy định về định hạng tín nhiệm nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định chất lượng doanh nghiệp, mức độ rủi ro của trái phiếu phát hành.

Thứ , có giải pháp tăng chất lượng TPDN được phát hành thông qua xem xét quy định cụ thể hơn về quy mô, tần suất, điều kiện phát hành; hoạt động phát hành ra công chúng cần được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn (đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ …).

Thứ năm, hoàn thiện hạ tầng của thị trường TPDN như thiết lập thị trường thứ cấp tập trung đối với TPDN, qui định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu…

Thứ sáu, phát triển nền tảng nhà đầu tư chứng khoán đa dạng, chuyên nghiệp; khuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức như quỹ đầu tư, quỹ mở, quỹ hưu trí…; khuyến khích hình thức ủy thác đầu tư; cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho người dân và những nhà đầu tư mới; yêu cầu minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư cá nhân...

Thứ bảy, hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, chứ không chỉ là hành chính.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thừa Thiên Huế- Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế- Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thu hơn 405 tỷ đồng nợ đọng thuế
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thu hơn 405 tỷ đồng nợ đọng thuế

Theo Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, để tăng thu ngân sách Nhà nước, từ đầu năm đến nay, ngành Thuế đã thu hơn 405 tỷ đồng nợ đọng thuế từ các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong toàn tỉnh.

Bắc Ninh: Gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Bắc Ninh: Gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh trọng thể tổ chức Hội nghị gặp mặt, tọa đàm với chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Tư
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Tư

Chiều 25/4,  Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Tư. Theo đó, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tích cực phối hợp, đồng hành tuyên truyền tích cực mọi mặt của tỉnh, góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Bắc Ninh: 56 thí sinh tham gia Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học
Bắc Ninh: 56 thí sinh tham gia Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học

Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học năm học 2023 - 2024. Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh Trung học năm học 2023 - 2024 có sự tham gia của 30 thí sinh cấp Trung học phổ thông và 26 thí sinh cấp Trung học cơ sở.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ĐHĐCĐ Cen Land (CRE) năm 2024 tăng trưởng 4.389% lên 220 tỷ đồng
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ĐHĐCĐ Cen Land (CRE) năm 2024 tăng trưởng 4.389% lên 220 tỷ đồng

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Bất động sản thế kỷ (Cen Land, mã CRE - sàn HOSE) đã diễn ra chiều ngày 25/4.