Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập: Cơ hội nào cho Việt Nam?
THCL Ông Jeffrey Pirie, Giám đốc điều hành Deloitte Singapore: “Theo kết quả khảo sát ý kiến các lãnh đạo DN trong khu vực do Deloitte tiến hành thì Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là ba nước được cho rằng sẽ có lợi nhất khi AEC thành lập. Trong đó, những ngành hàng mà DN Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều là kinh doanh hàng tiêu dùng, y tế, sản xuất, bất động sản, công nghệ, truyền thông và viễn thông”.
Năm 2015 là năm hội nhập sâu rộng của Việt Nam với hàng loạt các FTA đã, đang được kết thúc đàm phán và ký kết. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký hai FTA với Hàn Quốc (ngày 5/5) và Liên minh kinh tế Á-Âu (ngày 29/5) và dự kiến trong tháng 6 này sẽ ký FTA với Liên minh EU. Tại khu vực Đông Nam Á, theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, tiến tới hình thành một cộng đồng chung, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - chính trị, an ninh – văn hóa, xã hội. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức sâu sắc cơ hội cũng như thách thức của AEC đối với nền kinh tế đất nước nói chung và với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, nhiều quyết sách và chương trình hành động đã được ban hành và triển khai trên quy mô lớn nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) thành công.
Thách thức không ít
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN VN đã phân tích những lý do và thực trạng hội nhập tại Việt Nam thời gian qua. Theo Ông Khoan, sở dĩ Việt Nam quyết định hội nhập kinh tế quốc tế là để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ từ bên ngoài và cùng với quá trình đổi mới về mọi mặt, Việt Nam đã có sự đổi mới tư duy về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, Việt Nam vẫn gặp một số hạn chế như: Nhiều cán bộ quản lý các cấp lẫn lãnh đạo DN chưa nắm sâu, còn nhiều lúng túng trong hành động; Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều sự chồng chéo, không thật rõ ràng, minh bạch và nhất quán; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Chất lượng, hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế; Dòng vốn FDI tăng cao nhưng tỷ trọng công nghệ cao chưa nhiều; Kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường vốn còn hạn chế.
Ông Phan Đức Tú – Tổng Giám đốc BIDV cho rằng: Hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu và tác động của hội nhập được đánh giá là rất sâu, rộng. Đối với nền kinh tế, hội nhập tạo cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cũng như đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hội nhập cũng tạo cơ hội tìm kiếm đối tác, liên kết kinh doanh, giao lưu, học hỏi, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý giữa các nước tham gia. Tuy nhiên, hội nhập KTQT cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đó là: Nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơntrong khi quy mô nền kinh tế, doanh nghiệp còn nhỏ bé và năng lực cạnh tranh còn thấp; Cácdòng vốn đầu tư, hàng hóa thâm nhập mạnhvào Việt Nam ở quy mô lớn, nếu không có sự điều tiết hợp lý, sẽ có thể làm tăngmất cân đối vĩ mô; Tham gia các hiệp định chung (nhất là cộng đồng kinh tế chung) sẽ ảnh hưởng đến quyền tự quyết của mỗi nước trong việc ban hành một số chính sách phát triển kinh tế; và Những thách thức về nguồn nhân lực (rủi ro chảy máu chất xám), tranh chấp thương mại-đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… cũng là những rủi ro cần tính đến.
Tận dụng cơ hội
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), AEC sẽ bao gồm 4 trụ cột: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Sự phát triển kinh tế công bằng; Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Để nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh, ông Thành kiến nghị một số nội dung: Cần học quản trị sự bất định, cụ thể: Hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động; Nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn các hàng rào kỹ thuật; nhận thức vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách; Cần tìm kiếm cơ hội sản xuất kinh doanh: Mở rộng thị trường xuất khẩu; “Chen chân” sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm, chuỗi; Tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; Kinh doanh lĩnh vực ngành nghề mới phát triển; Chấp nhận cạnh tranh cùng học kết nối: Chuyển dần từ cách thức cạnh tranh "bằng giá" sang chú trọng cạnh tranh "phi giá"; Phát triển, toàn cầu hóa quá trình tích tụ và phân khúc cụm, mạng, chuỗi; Đồng hành với Chính phủ và biết "đối thoại"pháp lý: Nắm thông tin về hội nhậpcùng chính sách, cải cách của Chính phủ; Trao đổi, đối thoại đây đủ, sâu sắc doanh nghiệp - Chính phủ; Hiểu biết cơ sở pháp lý/cơ chế, qui trình giải quyết tranh chấp, tranh luận và thực thi đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi doanh nghiệp.
Ông cũng cho rằng vai trò Chính phủ đối với AEC là: Hài hòa hóa các tuyến hội nhập với vấn đề cải cách/phát triển; Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đáp ứng cam kết TPP, RCEP, VN-EU FTA,...; Giảm thiểu phí tốn điều chỉnh; Xây dựng "hình ảnh" tốt về ứng xử Nhà nước/Chính phủ.
TS. Cấn Văn Lực, Hàm Phó Tổng Giám đốc BIDV đưa ra đề nghị: với ngành ngân hàng, cần cam kết nỗ lực: Giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ; Tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm-dịch vụ thiết thực phục vụ cho các hoạt động xuất-nhập khẩu, đầu tư, tư vấn; Nâng cao khả năng hội nhập, tăng cường kết nối với hệ thống ĐCTC quốc tế; Nghiên cứu sâu tác động của các FTAs nhằm tư vấn cho doanh nghiệp về hoạt động, chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư-thương mại...; nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo thông lệ…v.v; tất cả là để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn nữa.
Thanh Hà (Thương hiệu & Công luận)
Bài viết khác
Thanh Hóa: Khởi công và gắn biển các dự án phát triển giao thông tại huyện Triệu Sơn
Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lễ khởi công dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường huyện ĐH10, đoạn từ Quốc lộ 47 kết nối với Cụm Công nghiệp Thọ Ngọc, xã Thọ Ngọc và gắn biển công trình đường nối từ đường giao thông liên xã Cầu Trắng - Đồng Lợi, xã Tiến Nông đến Quốc lộ 47C, xã Vân Sơn.
Nghệ An tăng cường xử lý các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán
Sở Tài chính tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng theo kết luận thanh tra, kiểm tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Động thái này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư công đúng quy định, đúng mục đích.
Giáo sư Jonathan R. Pincus: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025
"Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự tái phân bổ thương mại khi Mỹ và các nước khác giảm phụ thuộc vào nguồn hàng từ Trung Quốc, đồng thời các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng sản xuất sang Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng", Giáo sư kinh tế Trường Đại học Fulbright chia sẻ.
Dừng thẩm định dự án đầu tư 2 bến container tại cảng Liên Chiểu
Hiện chưa có đủ cơ sở để tiếp tục thẩm định hồ sơ dự án đầu tư 2 bến container (2 bến khởi động) tại cảng Liên Chiểu do các nhà đầu tư đã nộp tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Tăng trưởng với mục tiêu cân đối nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh
Nghị quyết cần tập trung đưa ra các giải pháp toàn diện, các định hướng cho công tác xây dựng pháp luật để tháo gỡ những điểm nghẽn, để thể chế không còn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, mà trở thành “đột phá của đột phá”, tạo không gian phát triển mới.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút thêm vốn FDI
Ghi dấu ấn trong năm 2024, tỉnh vượt chỉ tiêu thu hút đầu tư cho giai đoạn 2021-2025, đặc biệt với nguồn vốn FDI. Xác định thu hút đầu tư là động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, kêu gọi dự án FDI, thúc đẩy phát triển bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2025, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đầu tư 126 dự án, gồm 98 dự án chuyển tiếp và 28 dự án khởi công mới. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư gồm: Giao thông; giáo dục; khu dân cư, khu đô thị…
Vì sao, cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng chậm tiến độ?
Theo Bộ Giao thông vận tải, tiến độ triển khai cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng còn chậm so với kế hoạch đề ra do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp nền đường...
Hàng trăm container xuất khẩu qua cảng Chu Lai dịp đầu năm Ất Tỵ
Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, không khí làm việc tại cảng quốc tế Chu Lai rất nhộn nhịp. Những chuyến tàu chở hàng tấp nập cập bến là tín hiệu tích cực dự báo một năm tăng trưởng mạnh về sản lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng.
Dự kiến đến năm 2026, tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam sẽ đạt 935km
Để tăng cường liên kết vùng và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực, các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang được Bộ Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030.