Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công nghiệp hỗ trợ: Ỳ à ỳ ạch!

Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), dự k

Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), dự kiến trình Chính phủ và ban hành vào cuối năm 2014 - sẽ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản xuất, tiếp cận khách hàng… nhằm khắc phục các điểm yếu của DN.

Đóng vai trò xương sống…

Tại Hội thảo “Tham vấn Dự thảo Nghị định phát triển CNHT” - do Bộ Công Thương phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu, EU (Mutrap) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, tiềm năng của ngành CNHT rất lớn, chỉ cần DN trong nước sản xuất được 10 - 15% linh kiện cho ngành sản xuất công nghệ cao là đã mang lại giá trị không nhỏ. Vì vậy, để phát triển ngành này, cần tập trung vào những ngành công nghiệp chủ lực để đem lại lợi nhuận cao cho DN và lợi ích cho nền kinh tế.

Theo ông Trương Thanh Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, cần phải xác định rõ CNHT là ngành đóng vai trò xương sống trong nền công nghiệp. Để phát triển CNHT, phải hướng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI như dệt may, cơ khí - điện tử, lắp ráp máy…

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, nhiều năm qua, Chính phủ đã có định hướng về ngành CNHT, nhưng việc hiểu cách hỗ trợ thế nào cho đúng, cần phải có sự tham vấn của các nhà hoạch định chính sách và DN nhằm tạo ra sự lan tỏa.

Do trình độ của lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng DN tham gia sản xuất CNHT còn quá ít so với tổng số DN trong toàn bộ nền kinh tế… nên ngành này mới chỉ cung ứng 10 - 15%, chủ yếu cho các ngành ô tô, điện tử, đóng tàu...

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

“Để CNHT phát triển, cần có nhiều chính sách hỗ trợ từ vĩ mô đến vi mô với các giải pháp đồng bộ, nhằm tạo sức hút đối với các DN CNHT. Theo đó, đổi mới và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp và thích ứng với điều kiện và vai trò của CNHT trong giai đoạn hiện nay nhằm tháo gỡ, tạo điều kiện cho các DN khi đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Tân nhấn mạnh.

Để tạo đà cho CNHT phát triển theo định hướng của Chính phủ, ông Trương Thanh Hoài, cho biết: “Dự thảo Nghị định về CNHT đề xuất việc áp dụng thí điểm đến năm 2020. Mục tiêu của Chương trình quốc gia phát triển CNHT là đến năm 2020, sản phẩm CNHT cơ bản đáp ứng 45% nhu cầu trong nước và nâng lên 60% vào năm 2025”.

Đối với các DNNVV có dự án sản xuất sản phẩm CNHT - sẽ được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư từ Quỹ đầu tư CNHT với lãi suất không quá 80% lãi suất vay thương mại, thời gian vay lên đến 10 năm và có thể được Qũy tín dụng DNNVV xem xét bảo lãnh.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng sẽ xây dựng Chương trình quốc gia về CNHT nhằm tạo thống nhất về chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ sản xuất, đào tạo, công nghệ để các DN CNHT đủ sức tham gia vào các tập đoàn đa quốc gia, xây dựng khu công nghiệp chuyên về CNHT.

“Trong quá trình triển khai, các bộ, ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để thống nhất, đưa ra được chính sách ưu đãi hỗ trợ các DN trong nước phát triển, giảm lệ thuộc nhập khẩu. Cần chi tiết hóa các ưu đãi hỗ trợ trong lĩnh vực thuế, hải quan, lãi suất và chính sách về đất đai đối với các DN CNHT. Các thủ tục trong quá trình triển khai chính sách cần đơn giản, phân cấp quyền hạn rõ ràng, tránh thủ tục rườm rà khiến DN đi lại tốn kém, phát sinh cơ chế xin - cho”, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Cao Quốc Hưng kiến nghị

Hoan Nguyễn

Tin mới

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.