Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công tác kiểm tra, giám sát tính trung thực của các bản kê khai chưa thực sự sâu sát, quyết liệt

Kết quả xác minh kê khai tài sản thu nhập năm 2022, 2023 thể hiện, quy định hiện hành trong kê khai tài sản còn nhiều vướng mắc, phức tạp, khó thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát tính trung thực của các bản kê khai chưa thực sự sâu sát, quyết liệt. Việc công khai các bản kê khai tài sản chưa thực sự đúng nghĩa.

Năm 2023, phát hiện 54 người kê khai không trung thực

Trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta, yêu cầu về kê khai tài sản và xác minh kê khai tài sản được xem là một trong nhiều biện pháp để cán bộ, công chức, đặc biệt những cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị cần phải minh bạch, rõ ràng trong thu nhập. Qua kê khai tài sản giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm được và quản lý cán bộ của mình, từ đó phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Công tác kiểm tra, giám sát tính trung thực của các bản kê khai chưa thực sự sâu sát, quyết liệt. Ảnh minh họa, nguồn internet

Mục tiêu là vậy, tuy nhiên việc kê khai và giám sát kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua thực tế vẫn còn hình thức. Dẫn chứng là trong số 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập của năm 2023, chỉ phát hiện 54 người kê khai không trung thực (theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Năm 2022, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trưởng khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo và Phòng chống tham nhũng, Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, kiểm soát tài sản, thu nhập được coi là một trong các biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng. Biện pháp này đã có nhiều điểm mới, khắc phục những quy định bất cập và hình thức trước đây.

Theo đó, với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành, ngoài việc xác định trách nhiệm kê khai, đối tượng kê khai, thì phương thức và nội dung kê khai cũng có nhiều điểm mới, đặc biệt tập trung yêu cầu kê khai và kiểm soát những đối tượng có vị trí, vai trò lãnh đạo, quản lý, những người giao đảm nhiệm các công việc quan trọng, nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng (kê khai hàng năm), những người có biến động trên 300 triệu về tài sản, thu nhập…

Không mở rộng đối tượng kê khai tài sản là bố, mẹ hay người thân khác của người có nghĩa vụ kê khai

Có quan điểm cho rằng, không nên yêu cầu cả người thân của cán bộ (vợ, chồng, con…,) cũng phải kê khai vì như vậy có thể ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền tài sản, quyền về bí mật đời tư…, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy nhấn mạnh, Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định rõ, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Công tác kiểm tra, giám sát tính trung thực của các bản kê khai chưa thực sự sâu sát, quyết liệt. Ảnh minh họa, nguồn internet
Công tác kiểm tra, giám sát tính trung thực của các bản kê khai chưa thực sự sâu sát, quyết liệt. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo bà Thúy, quy định trên của Luật Phòng, chống tham nhũng xây dựng trên cơ sở có sự đồng bộ với các chế định pháp lý khác của nước ta. Ví như, Luật Hôn nhân và gia đình cũng có các quy định về tài sản chung của vợ chồng, là tài sản, thu nhập phát sinh trong thời kỳ hôn nhân…, đối tượng là con chưa thành niên thì bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật…

Việc quy định người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản của vợ, chồng con chưa thành niên, là hợp lý, nhằm ngăn chặn người có nghĩa vụ kê khai tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập để trốn tránh nghĩa vụ kê khai cũng như phát hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan thuế, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập…) và không ảnh hưởng đến bí mật về quyền tài sản, quyền bí mật đời tư của họ (thậm chí pháp luật cũng có các quy định về trách nhiệm giữ bí mật đối với những thông tin, tài liệu trong quá trình tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan kiểm soát tài, sản thu nhập).

Mặt khác, pháp luật về phòng, chống tham nhũng không mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập là bố, mẹ hay những người thân khác của người có nghĩa vụ kê khai bởi khó khả thi, dễ trở thành hình thức nếu không có khả năng thực hiện.

“Do vậy các quy định về đối tượng và nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhâp hiện nay là phù hợp. Hơn thế nữa, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cũng đồng thời được bảo đảm bởi nhiều biện pháp đồng bộ khác, với sự tham gia quan lý của các cơ quan Nhà nước khác như: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan Công an… Điều đó thể hiện sự phối hợp, đồng bộ của người dân, Nhà nước và xã hội trong kiểm soát tài sản thu nhập, nhằm phòng ngừa tham nhũng”, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Thúy khẳng định.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư
Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư

Theo đại diện Bộ Xây dựng, gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Chính vì vậy, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, khó xác định hành vi thổi giá nên thay vì cố làm điều bất khả thi này, nên tăng nguồn cung và dùng thuế để chặn đầu cơ nhà ở.

Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng
Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng vừa kiểm tra, tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng.

Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?
Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?

Đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục C06, Bộ Công an đánh giá về việc thực hiện Đề án 06 của Bộ Y tế là còn tồn tại 2 vấn đề pháp lý và 6 vấn đề dịch vụ công.

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt
Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt

Tại Đại hội cổ đông sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô đề cập đến vấn đề chuyển giao bền vững doanh nghiệp, bởi hiện nay, ông Thông cũng đã hơn 70 tuổi. Ông cũng mong muốn các cổ đông ủng hộ vì có như vậy sẽ tốt cho các cổ đông hơn.

Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội

Sáng nay, 27/4, tại Hà Nội, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 chính thức khởi động nhằm tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng.