Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công tác phòng chống lụt bão (Hà Nam): Những hạn chế cần khắc phục

Theo Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Hà Nam), hiện nay hầu hết hệ thống công trình thủy lợi đã xuống cấp. Nhiều trạm bơm xây dựng từ những năm 1960 - 1970, các máy trục ngang đến nay đã lạc hậu, công suất chỉ còn đạt 50 - 60% so với công suất thiết kế ban đầu…

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Nguyễn Minh Tân, cho biết: Thời điểm cấy của người dân từng vùng khác nhau nên công tác điều hành về nước gặp khó khăn. Hệ thống kênh mương, phần lớn là kênh đất bị bồi lắng, sạt lở. Chi phí sửa chữa nạo vét, giải toả kênh mương lớn; nguồn kinh phí phục vụ xây mới, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi chủ yếu là nguồn cấp bù, thủy lợi phí còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Sự phát triển cả các KCN, đô thị đã kéo theo vấn đề giao thông làm phá vỡ, chia cắt hệ thống thủy lợi. Đặc biệt là, tuyến đê hữu sông Hồng chạy qua huyện Duy Tiên và Lý Nhân (Hà Nam) dài khoảng 40 km đã xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm qua. Mặc dù, trên tuyến đê có một số điểm được cơ quan chức năng cắm biển báo cho phép xe ô tô có trọng tải không quá 12 tấn tham gia lưu thông, nhưng hàng ngày vẫn có hàng chục lượt xe trọng tải trên dưới 30 tấn hoạt động.

Công tác phòng chống lụt bão (Hà Nam): Những hạn chế cần khắc phục - Hình 1

Đê điều Hà Nam

Tình trạng vi phạm Luật Đê điều ngày càng diễn biến phức tạp trên các tuyến đê, do kinh tế phát triển và lịch sử để lại; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng địa phương và lực lượng quản lý đê chuyên trách trong xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, do đó việc xử lý vi phạm chưa đạt kết quả cao.

Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 109 vụ; trong đó, số lập biên bản là 72 vụ, 13 vụ đã xử lý giải tỏa vi phạm, còn lại 43 vụ chưa xử lý được là các vi phạm vô chủ. Đồng thời, cũng đã giải tỏa được gần 1 triệu 300 nghìn m2 bèo, xen rau cỏ các loại, 59 đăng đó, vó bè, 782.846 m cây cối, bờ mái kênh, 79 lều quán, nhà cửa, 1.423 m3 đất, rác thải và 156 công trình khác… Việc phát hiện, xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản, nhắc nhở, phạt cảnh cáo, buộc tháo dỡ hoặc tịch thu tang vật vi phạm nên tình trạng tái vi phạm vẫn còn xảy ra.

Chi cục phó Chi cục Thủy lợi, Nguyễn Đình Thuấn, cho biết: Trên tuyến đê hữu Hồng, có 4 đê bối là bối Chuyên Ngoại, Hồng Lý, Nhân Long và Nhân Hòa, tổng chiều dài 23,3 km. Nhiều đoạn bối đi qua khu vực dân cư, vì vậy công tác quản lý công trình, kiểm tra công trình để phát hiện sự cố do mưa lũ gây ra gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một số người dân sinh sống ven bối về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Mai, Chủ tịch UBND xã Chuyên Ngoại: Việc tổ chức phát quang bối còn ít, chưa thường xuyên; nhiều đoạn bối chạy áp bờ sông chưa được trồng tre chắn sóng. Tình trạng vứt rác thải, chất thải xuống lòng kênh vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tắc dòng chảy.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu, mưa tần suất cao, cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, diễn biến thiên tai khó lường, nước sông giảm nhiều, cơ cấu cây trồng thay đổi khiến quy hoạch thủy lợi không còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất trong điều kiện hiện nay; gây rất nhiều khó khăn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống nhân dân.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Nguyễn Minh Tân nhìn nhận: Tỉnh Hà Nam luôn xác định cống Tắc Giang và Cống Mộc Nam là trọng điểm xung yếu. Bởi vì cống Mộc Nam được xây dựng từ năm 1968, đã nhiều lần được sửa chữa; cống Tắc Giang được xây dựng năm 2007, đến năm 2010, được đưa vào sử dụng, nằm giáp ranh giữa Duy Tiên và Lý Nhân, tuy nhiên cống chưa được thử thách...

Đang mùa mưa bão, trước những hạn chế trong công tác phòng, chống lụt bão ở Hà Nam, các cấp, ngành trong tỉnh đang và đã lên phương án, chủ động tổ chức triển khai kịp thời các nhiệm vụ phòng chống lụt bão, ứng phó thiên tai để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước và người dân.

Ngô Tỉnh

Bài liên quan

Tin mới

Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn
Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn

NDO - 70 bức tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn trong một triển lãm đặc biệt nhân kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Ký ức Điện Biên” không chỉ là những trang nhật ký về những ngày tháng cam go ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Tây Bắc, nơi họa sĩ đã gắn bó, mà còn cho thấy cảm xúc, những tình cảm từ trái tim của một người lính cầm cọ giữa cuộc chiến đầy khốc liệt.

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão
Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cây xanh bị gãy, đổ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội sẽ cắt, tỉa khoảng 90.000 - 100.000 cây xanh. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra, khảo sát để sớm phát hiện những cây xanh nguy hiểm, đưa vào kế hoạch chặt hạ trước mùa mưa bão.

[Ảnh] Đường phố Điện Biên Phủ rợp bóng cờ hoa trước thềm đại lễ 7/5
[Ảnh] Đường phố Điện Biên Phủ rợp bóng cờ hoa trước thềm đại lễ 7/5

Những ngày này, khắp các con đường, tuyến phố ở thành phố Điện Biên Phủ đều ngập tràn sắc đỏ với rực rỡ cờ hoa, pano, băng rôn, biểu ngữ... khi chỉ còn 2 ngày nữa thôi, nơi đây sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Bộ trưởng Công Thương: Không mua bán điện mặt trời mái nhà
Bộ trưởng Công Thương: Không mua bán điện mặt trời mái nhà

Tại hội thảo tham vấn kỹ thuật về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, không cần đề cập đến câu chuyện giá 0 đồng, mà “dứt khoát không có hoạt động mua bán điện mặt trời mái nhà” ở thời điểm này.

Giá lúa gạo hôm nay 5/5: Giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại
Giá lúa gạo hôm nay 5/5: Giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại

Hôm nay 5/5, giá lúa gạo thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang, trong khi đó giá gạo xuất khẩu bật tăng trở lại.