Tham dự Hội nghị tổng kết công tác QLTT Bình Định năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 có các vị: Trần Đức Tiến, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT Bình Định – Chủ trì; Dương Thị Hồng Hiếu, Phó Cục trưởng; lãnh đạo các Phòng chuyên môn, lãnh đạo các Đội QLTT trực thuộc cùng Trưởng đoàn kiểm tra của các Đội QLTT…
Thừa ủy nhiệm của Cục trưởng Cục QLTT Bình Định, bà Phạm Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục QLTT Bình Định đã thông qua Báo cáo tổng kết công tác QLTT năm 2023.
Báo cáo cho biết: Năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và bất ổn, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ… Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục QLTT Bình Định đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và dành nhiều thời gian đi công tác cơ sở, làm việc với các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát các Phòng chuyên môn, Đội QLTT thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua đó, các Đội QLTT đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm liên quan đến hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại (GLTM), góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhờ vậy, lực lượng QLTT Bình Định đã cố gắng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao như: Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra định kỳ, các kế hoạch kiểm tra chuyên đề đạt 100% kế hoạch phê duyệt, chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước đạt và vượt 17,2% so với chỉ tiêu Tổng cục giao và đạt 106,1% chỉ tiêu phấn đấu của Cục QLTT; Trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy gần 400 triệu đồng, trị giá hàng hóa tạm giữ chờ xử lý gần 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, QLTT tỉnh còn triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động khác, như: Công tác tuyên truyền pháp luật, xây dựng lực lượng, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra nội bộ,thi hành pháp luật, đảm nhiệm vai trò Văn phòng Thường trực BCĐ 389 tỉnh…Về phương hướng, nhiệm vụ của Cục QLTT Bình Định trong năm 2024, Hội nghị xác định:
- Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 13/CT-BCT Bộ Công Thương về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Kế hoạch số 09/KH-TCQLTT của Tổng cục QLTT về Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, GLTM và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
- Các Đội QLTT tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng xâm phạm quyền ở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng... chú trọng các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng co như cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối ăm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; pháo nổ, pháo hoa các loại; kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng;…
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện có hiệu quả giải pháp xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn và làng nghề, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà như: rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, tổ chức cá nhân hoạt động thương mại điện tử, Chuyển đổi số hóa mạnh mẽ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin…
- Bám sát các chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Tổng cục QLTT, Cục QLTT tỉnh Bình Định xây dựng Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2024, trong đó, giao chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2024 cho các Đội QLTT trực thuộc, để triển khai thực hiện trong năm…
Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng QLTT Bình Định, ông Trần Đức Tiến ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của Cục QLTT tỉnh trong năm 2023, giúp bình ổn thị trưởng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Cục trưởng lưu ý: Trong thời gian tới, sức ép về mở cửa thị trường đối với hàng hoá các nước, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt; thương mại điện tử trong có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối hiện đại, sự thay đổi này cũng là kẽ hở cho việc kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường, ngày càng trở nên tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Vì vậy, các đơn vị cần quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT và cấp ủy, chính quyền địa phương…
Đồng thời, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu năm 2024, Cục trưởng Trần Đức Tiến đề nghị các đơn vị phòng, ban, ccác Đội QLTT triển khai một số giải pháp trọng tâm, như:
- Tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; Công điện số 280/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương; Công điện số 968/CĐ-TTg về việc tiếp tục chấn chỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 04/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý cán bộ, công chức; Thông tư về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường; Chỉ thị số 13/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng QLTT; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống.
- Tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra công vụ đối với công chức thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Định; Tăng cường công tác chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ cho toàn thể công chức QLTT của Cục; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa
- Tuân thủ trình tự, thủ tục quy định trong hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thị trường; nắm chắc đối tượng quản lý và diễn biến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; nắm bắt thủ đoạn của các đối tượng vi phạm và có giải pháp phù hợp, kịp thời; tăng cường cập nhật tổ chức, cá nhân lên hệ thống INS để phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát chính xác và có hiệu quả.
- Thường xuyên trao đổi, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin; nghiên cứu, kịp thời cập nhật, áp dụng chính xác các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm; xây dựng kịp thời các kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính có trọng tâm, hiệu lực, hiệu quả.
- Giữ vững đoàn kết nội bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ; tăng cường công tác quản lý công chức, người lao động, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, giữ gìn đoàn kết nội bộ; giữ gìn bí mật công tác, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực,... Đặc biệt, lực lượng QLTT giữ gìn tác phong, có thái độ đúng mực khi tiến hành kiểm tra kiểm soát theo quy định của ngành; chú trọng công tác phòng ngừa và kịp thời chủ động xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm của công chức, người lao động…/.
Viết Hiền