Đây là nội dung trong kế hoạch số 257/KH-CQLTT của Cục QLTT Hà Tĩnh với mục đích nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Đảm bảo hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, kinh doanh các hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán và các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, các nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch là tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu trọng điểm, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: Hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bia, rượu, bánh kẹo, nước giải khát, xăng dầu, khí dầu hóa lỏng…
Tiếp tục thực hiện quyết liệt kiểm tra, xử lý vi phạm về hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, đo lường, chất lượng, nhãn mác hàng hóa… Chú trọng kiểm tra các kho hàng, các điểm tập kết để nắm bắt tình hình về dự trữ hàng hóa phục vụ Tết.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, trong chú trọng đối với các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp với lực lượng Thú y kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia sức, gia cầm các các sản phẩm từ gia súc gia cầm nhằm hạn chế tình trạng đưa ra thị trường các sản phẩm chưa được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Phố hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như: Pháo, đèn trời, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, văn hóa phẩm có nội dung xấu, hàng hóa nhập lậu như: Gia súc, gia cầm, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, quần áo may sẵn…
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về giá, không để xẩy ra hiện tượng lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh hoặc nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng mạnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý tại các điểm bán hàng rong trái phép trên vỉa hè dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Đối với đội chức chức năng chống buộn lậu trên khâu lưu không cần phối hợp với lực lượng CSGT và các lực lượng chức năng có thẩm quyền kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mai và hàng giả trên các tuyến QL1A, 8A, 12A, đường mòn Hồ Chí Minh và những điểm lên xuống, tập kết hàng hóa trên các địa bàn.
Ngoài ra, Cục QLTT Hà Tĩnh cũng tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hướng dân để các tổ chức, cá nhân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại. Thực hiện tốt công tác phối hợp, liên ngành, tăng cường quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.
Hà Tĩnh có gần 60.000 hộ kinh doanh, gần10.000 doanh nghiệp đang hoạt động; có 173 chợ, 05 siêu thị, 02 trung tâm thương mại. Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, lũ lụt liên tiếp gây thiệt hại lới đến cuộc sống sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế tổng doanh thu bán lẻ ước đặt trên 40.800 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước.
Lê Quyết