Lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra hàng hóa
Lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường kiểm tra hàng hóa

Kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm

Trong tháng 2, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hầu như không diễn ra, do các lực lượng chức năng hai bên biên giới duy trì kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên, hoạt động xuất lậu một số hàng hóa thực phẩm là sản phẩm động vật vẫn diễn ra nhỏ lẻ tại một số đường mòn khu vực biên giới thuộc xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu (huyện Cao Lộc), xã Tân Minh (huyện Tràng Định).

Trong tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện một số một số nhiệm vụ, cụ thể.

Cục Cục Quản lý thị trường tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh dự thảo công văn chỉ đạo tăng cường ngăn chặn tình trạng xuất lậu hàng hoá qua biên giới; Công văn tăng cường phòng chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép pháo nổ; tham mưu chỉ đạo các ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Cục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, theo dõi, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh các giải pháp chỉ đạo thực hiện công tác  quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh theo nhóm ngành hàng, lĩnh vực.

Trong tháng, Cục QLTT ban hành 4 Kế hoạch và 2 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, kế hoạch công tác năm 2024; Kế hoạch phòng chống tham nhũng; Công văn chỉ đạo tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và thời gian tới; chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc triển khi công tác quản lý thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024... Lãnh đạo Cục trực tiếp chỉ đạo kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, nắm tình hình địa bàn 22 lượt đơn vị, tổ công tác.

Cục QLTT quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về công tác dự báo, quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, phòng chống gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 5/1/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Kế hoạch số 146/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Kế hoạch số 1235/KH-QLTTLS ngày 17/11/2023 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Cục QLTT tiếp tục duy trì, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động đạt hiệu lực, hiệu quả; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cục, sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý và điều hành VNPT-iOffice, Hệ thống quản lý văn bản eDMS, Hệ thống thư điện tử công vụ @dms.gov.vn.

Kết quả, trong tháng, lực lượng quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra 197 vụ; số vụ vi phạm về hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả là 168 vụ; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 5.616.772.000 đồng. Thu nộp ngân sách Nhà nước 725.750.000 đồng.

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đẩy mạnh chống hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đẩy mạnh chống hàng lậu, hàng giả

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết:

Trong tháng, Cục QLTT đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân năm 2024 trên địa bàn. Cucj QLTT duy trì chế độ trực, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, đảm bảo chất lượng, tiến độ quy định; không có công chức, người lao động vi phạm các quy định về Luật An toàn giao thông đường bộ, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và các quy định liên quan đến quản lý cán bộ, công chức.

Các đơn vị tăng cường công tác quản lý địa bàn, phối hợp tuyên truyền pháp luật thương mại và văn minh thương mại, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiêm khắc các hành vi vi phạm theo quy định.

Công chức, người lao động có lập trường, tư tưởng, chính trị vững vàng; cơ bản chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đoàn kết nội bộ; có chuyển biến tích cực về việc thực hiện quy trình chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chặt chẽ.

Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 các cấp, tham mưu thực hiện kịp thời chỉ đạo về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong đợt cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024; xử lý kịp thời công tác truyền thông về tình hình buôn lậu, góp phần định hướng dư luận tích cực về hoạt động công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân đối với một số hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng mạnh, nhất là nhóm hàng hóa thực phẩm tại các điểm Lễ hội Xuân, khu du lịch, nhóm hàng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2024. Do đó, Cục Quản lý thị trường triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tích cực đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, bảo đảm ổn định thị trường kinh doanh hàng hóa, quyền lợi của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Nguyễn Kiên