1. Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Theo đó, 4 tháng đầu năm, thực hiện những nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, BCĐ389/Thừa Thiên Huế, Cục QLTT đã chủ động triển khai những nhiệm vụ quan trọng:

Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống dịch Covid 19; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và đảm bảo nguồn cung xăng dầu; cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023; kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường dịp Tết; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm, trâu, bò và sản phẩm trâu bò qua biên giới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng trọng điểm như rượu, đường cát, xăng dầu, khí, thuốc lá, phân bón, vật tư nông nghiệp…

Để triển khai tốt các kế hoạch trên, bên cạnh việc ban hành 150 văn bản chỉ đạo, điều hành các đội QLTT, Cục QLTT còn thường xuyên tham mưu BCĐ389/Thừa Thiên Huế xây dựng các phương án, kế hoạch kịp thời, hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.

  1. Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa

Đặc biệt, Cục QLTT rất coi trọng công tác tuyên truyền, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thị trường như ký kết quy chế phối hợp hoạt động với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế, Hiệp hội DN tỉnh...; chủ động viết tin, bài về các vụ việc đã kiểm tra, xử lý vi phạm, đăng trên website của Cục QLTT, Tổng cục QLTT; phối hợp với VTV8, Đài Phát thanh – Truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế, Báo Công thương, Tạp chí Thương hiệu & Công luận, thực hiện các chuyên đề, phóng sự về công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng.  

Cục QLTT phối hợp với lực lượng thú y, trực tại 2 chốt kiểm dịch động vật ở Phong Điền và Phú Lộc để kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ra vào và đi qua địa bàn tỉnh. 

Kiểm tra hàng hóa

Cục QLTT Thừa Thiên Huế cũng chủ động phối hợp với cục QLTT các tỉnh giáp ranh để nắm bắt tình hình, các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả; chia sẻ thông tin về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả... Những hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đồng thời tiếp nhận và phúc đáp, trả lời các nội dung về việc xác minh thông tin đối tượng vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cục QLTT các địa phương, nhằm trao đổi thông tin trong công tác chống buôn lậu trên tuyến lưu thông, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng cơ sở đạt chất lượng.

Cục QLTT phối hợp với chính quyền các địa phương trong tỉnh, cơ quan chức năng, ban quản lý các chợ... tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật cho đối tượng kinh doanh và người dân; kết hợp công tác tuyên truyền, ký cam kết và cung cấp đường dây nóng thông qua hoạt động công vụ, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó: Tổ chức 2 hội nghị tuyền truyền đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng điện thoại di động, mỹ phẩm, áo quần, giày dép; treo 50 băng rôn, 22 áp phích tại các chợ, tuyến đường trọng điểm; tuyên truyền các tổ chức, cá nhân không kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Kết quả, 4 tháng đầu năm, Cục QLTT đã thực hiện tuyên truyền, cung cấp đường dây nóng 490 cơ sở và ký cam kết 311 cơ sở.

Kiểm tra hàng hóa

Cục trưởng Cục QLTT Phan Hùng Sơn cho biết:

“Những tháng đầu năm, tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên các tuyến giao thông vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi và luôn có phương án để đối phó với các lực lượng chức năng như tổ chức hoạt động vào các giờ, ngày nghỉ, các dịp lễ, Tết để tránh sự kiểm tra, kiểm soát; lợi dụng các tổ chức bưu chính, chuyển phát nhanh, giao hàng để vận chuyển và kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả.

Các phương tiện vận chuyển đi qua địa bàn tỉnh, hầu hết lưu thông trên tuyến đường cao tốc, gây khó khăn trong công tác phối hợp dừng và khám phương tiện. Mặt khác, tình trạng kinh doanh qua hệ thống thương mại điện tử, trên nền tảng số khá phổ biến, các đối tượng sử dụng các trang thương mại điện tử, mạng xã hội... làm diễn đàn buôn bán, sử dụng nhà ở để làm nơi cất giấu và giao nhận hàng hóa, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng.

Song, do làm tốt công tác phối hợp, tích cực kiểm tra, kiểm soát thị trường, 4 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra 237 vụ, xử lý 222 vụ; tổng giá trị thực hiện trên 3 tỷ đồng. Trong đó: Số tiền xử phạt vi phạm hành chính  184.250.000 đồng; số tiền đã bán tang vật  297.550.000 đồng; nộp NSNN 481.800.000 đồng…

Phát huy kết quả đạt được, từ nay đến cuối năm, Cục QLTT, bên cạnh hoạt động nghiệp vụ, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, các địa phương, ban quản lý các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… nhằm làm tốt công tác quản lý địa bàn và phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh”.

                                                                                                                                               Trần Minh Tích