Trong số này có tới một nửa là các đơn vị có số nợ thuế khó thu với khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách nợ khó đòi là Công ty Cổ phần Nam Vang, có mã số thuế 0100598739; địa chỉ số 38, phố Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Hà Nội, nợ tới 37,2 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Dịch vụ Nhà Hà Nội, có mã số thuế 0101622053, nợ 12,1 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Ô tô An Hưng nợ 3,6 tỷ đồng…
Còn lại 991 người nộp thuế có số thuế nợ khả năng thu là 641,702 tỷ đồng. Trong danh sách người nộp thuế nợ tiền sử dụng đất, hiện Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex có mã số thuế 0100107405 đang nợ lớn nhất, trên 62 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và thương mại Thăng Long, có mã số thuế 0101408807, nợ trên 35,1 tỷ đồng; trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu nợ 1,8 tỷ đồng.
Theo danh sách nợ tiền thuế, phí, tiền chậm nộp liên quan, đáng chú ý, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và thương mại Việt Tiến, mã số thuế 0102391183 nợ trên 42 tỷ đồng; Công ty TNHH Hoà Phát, mã số thuế 0106396016 nợ trên 12 tỷ đồng…
Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết, đối với các trường hợp nợ thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế, nhưng người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành, Cục Thuế sẽ tiến hành công khai nợ thuế khi đảm bảo cơ quan thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ, doanh nghiệp không có phát sinh vướng mắc hoặc khiếu kiện, khiếu nại.
Bên cạnh việc đôn đốc và kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nộp thuế theo quy định, Cục cũng sẽ lắng nghe, tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người nộp thuế, qua đó, kịp thời chia sẻ, tạo điều kiện cho người nộp thuế bằng các biện pháp gia hạn.
Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội sẽ tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bảo Lâm