Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; Chỉ thị số 01/2021/CT-UBND ngày 14/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Quyết định số 2026/QĐ-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 309/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh; Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh; Công văn số 5630/TCT-DT ngày 31/12/2020 của Tổng cục Thuế về triển khai dự toán thu ngân sách năm 2021, ngay từ đầu năm, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thu cụ thể như: Thực hiện phân bổ, giao dự toán thu ngân sách năm 2021 kịp thời đến từng đơn vị Phòng, Chi cục Thuế thực hiện dự toán theo từng khu vực kinh tế, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để các đơn vị chủ động phấn đấu thu hoàn thành dự toán được giao.

Đồng thời, chỉ đạo thực hiện quyết liệt đôn đốc thu ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan đôn đốc Người nộp thuế chấp hành kê khai, nộp thuế; tập trung xử lý thu hồi các khoản thuế nợ đọng lớn, kéo dài, đôn đốc kịp thời nộp ngân sách Nhà nước.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/09/2021 của Chính phủ về tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế đối với tiền thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuê đất và giảm tiền thuê đất năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQHQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh về ban hành Danh sách địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid – 19 trong năm 2021 để áp dụng miễn thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ cuối tháng 04/2021 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và nhiều tỉnh, thành phố cả nước nói chung, vì vậy thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021của tỉnh Bắc Ninh cũng gặp rất nhiều khó khăn, song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, cùng với đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức ngành thuế được thể hiện qua kết quả thu ngân sách. 

Theo đó, chỉ tiêu dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2021 được Bộ Tài chính, HĐND, UBND tỉnh giao là 22.319,1 tỷ đồng, trong đó: Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí là 18.795,1 tỷ đồng; Thu tiền sử dụng đất: 3.500 tỷ đồng.                                      

Ước thực hiện cả năm 2021 là 25.316 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán, tăng (+4%) so với năm 2020, trong đó: Tổng thu từ thuế, phí là 21.161 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán, tăng (+14%) so với thực hiện năm 2020, (tăng thu 2.366 tỷ); Tiền sử dụng đất 4.114 tỷ đồng, đạt 117,6 % dự toán, vượt thu (614 tỷ).

Trong năm 2021, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị nắm bắt Người nộp thuế trên địa bàn thông qua việc đẩy mạnh công tác rà soát mã số thuế, nhằm kiểm soát chặt chẽ, tránh bỏ sót Người nộp thuế mới thành lập; Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021 được Tổng cục Thuế phê duyệt, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã giao kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị theo quy định; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các đơn vị; thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh việc thu nợ và xử lý tiền thuế nợ.

Năm 2021 là năm ghi nhận nhiều biến cố lớn của thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt là sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế,…bị ảnh hưởng. Để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, Cục Thuế tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế theo hướng đa dạng, theo đó, hạn chế các phương pháp tuyên truyền hỗ trợ trực tiếp, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền gián tiếp, tuyên truyền trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền hỗ trợ.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang trao Bằng khen cho Cục Thuế tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang trao Bằng khen cho Cục Thuế tỉnh.

Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm

Năm 2022, được dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, ảnh hưởng tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 còn có thể kéo dài, chúng ta có khả năng sẽ phải chấp nhận sống chung lâu dài với dịch bệnh. Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ... Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức.

Kinh tế Việt Nam bên cạnh những thuận lợi về tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên... thì vẫn phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế do chưa hoặc chậm được khắc phục cũng như về già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn...

Kinh tế Bắc Ninh bước vào giai đoạn phát triển mới với các động lực mạnh mẽ hướng tới Thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là nhân tố chính để phát triển kinh tế của tỉnh được bổ sung bởi nhiều lợi thế mới trong phát triển kinh tế đô thị và xu hướng đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáp ứng sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển; một số yếu tố lợi thế so sánh đang giảm dần vai trò; các vấn đề ô nhiễm môi trường, chi phí mặt bằng, đầu tư kinh doanh gia tăng là những thách thức đối với sự phát triển.

Do đó cần phải tập trung chỉ đạo toàn diện, thực hiện đột phá chiến lược, phát huy lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh mới, nâng cao năng suất và hiệu quả nền kinh tế, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển.

Ký kết giao ước thi đua giữa các phòng, ban của Cục Thuế tỉnh.
Ký kết giao ước thi đua giữa các phòng, ban của Cục Thuế tỉnh

 Căn cứ vào 8 nhiệm vụ, 23 nhóm giải pháp tại Hội nghị Tổng kết công tác Thuế năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác Thuế năm 2022 của Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Toàn ngành tập trung, phấn đấu quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng  đầu năm để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính, HĐND và UBND tỉnh giao 23.267 tỷ đồng, trong đó: Tổng thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác 19.230 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 4.000 tỷ đồng; thu từ hoạt động xổ số 19 tỷ đồng; thu cổ tức lợi nhuận 18 tỷ đồng.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành của Chính phủ về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, phấn đấu hoàn thành dự toán thu năm 2022. 

Nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo, đảm bảo cho công tác phân tích dự báo phải chủ động và tích cực hơn nữa; rà soát và đánh giá kịp thời những yếu tố tác động làm ảnh hưởng tăng, giảm đến nguồn thu trên địa bàn nhất là những dự án đầu tư mới, mở rộng năng lực sản xuất mới phát sinh, gắn với việc đánh giá tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công tác dự báo, phân tích thực sự là căn cứ quan trọng để tham mưu cho lãnh đạo các cấp chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

Chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, UBND các cấp những giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư hỗ trợ người nộp thuế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đảm bảo tính bền vững.

Tiếp tuc  đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đảm bảo thực hiện có hiệu quả, đồng bộ, thống nhất bằng các phương tiện truyền thông thích hợp, tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo nhanh, đúng, kịp thời, hiệu quả, tập trung triển khai thực hiện các chính sách thuế mới được sửa đổi, bổ sung.

Đẩy mạnh tiến trình thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021- 2030 với mục tiêu “Ngành Thuế trở thành đối tác tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế” khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai thành công 100% Người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử; tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế theo yêu cầu của Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; duy trì tỷ lệ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử ở mức cao hơn năm 2021 nhằm góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI).

Thực hiện cơ chế quản lý rủi ro, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, đánh giá rủi ro từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan thuế, giảm dần số lượng các cuộc kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế…

Thực hiện các biện pháp quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả; phân công trách nhiệm thu nợ đến từng công chức từ Cục trưởng, phó Cục trưởng, trưởng các đơn vị, đến cán bộ quản lý nợ. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh về công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn. 

 Đoàn Huế