Bánh Trung thu ở Việt Nam

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 1

Nước ta là 1 trong những quốc gia ăn tết Trung thu rất lớn, được xem là nét truyền thống riêng và lấy ngày 15/8 âm lịch làm ngày tết trung thu. Vào ngày này mọi người sẽ đi rước đèn rồi múa lân… mọi nhà sẽ cúng tổ tiên bằng hoa quả và không thể thiếu đố là bánh Trung thu. 2 dòng bánh nướng, bánh dẻo là bánh đặc trưng của tết Trung thu ở Việt Nam, bánh cho hình tròn tượng trưng cho hình trăng tròn. Bánh trung thu ở Việt Nam thường được dùng kèm với trà để tăng thêm độ thơm ngon cho bánh. Bánh trung thu cũng được lựa chọn làm quà tặng trao gửi nhau trong dịp này.

Bánh Trung thu của Hàn Quốc

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 2

Không giống như bánh Trung thu của nước khác thường có hình tròn biểu tượng cho mặt trăng ngày rằm thì bánh trung thu của người dân Hàn Quốc (gọi là bánh Songpyeon) lại có hình bán nguyệt biểu tượng cho hình ảnh mặt trăng khuyết: biểu tượng của sự thịnh vượng, no đủ, bình an và hạnh phúc. Bánh Songpyeon được làm từ bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng, đậu, đậu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác,thường được chấm với mật ong khi ăn. Vào ngày tết Trung thu các gia đình ở Hàn Quốc thường quây quần bên nhau để cùng làm những chiếc bánh Songpyeon thơm ngon.

Sukimi Dango - món bánh Trung thu của người Nhật

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 3

Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa.

Vào ngày rằm Trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi-Dango. Họ bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên, nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.

Cách làm bánh Tsukimi Dango này rất dễ, giống cách làm bánh trôi nước ở Việt Nam, chỉ khác nguyên liệu. Để làm bánh Dango, người ta thường sử dụng bột Shiratama pha với bột Joushinko nên tạo ra chiếc bánh có độ cứng vừa, dai, dẻo. Bánh sau khi làm xong sẽ xếp thành tháp để cúng, rồi sau đó đem nướng sơ cho hơi giòn, quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ, nhấm nháp với trà xanh.

Bánh Trung thu của Thái Lan

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 4

Nói đến Thái Lan, bánh trung thu ở đây không nổi tiếng bằng Trung Quốc, hay Nhật Bản,.. tuy nhiên ở Thái Lan bánh trung thu cũng khá đa dạng. Loại bánhTrung thu phổ biến nhất ở nước này là bánh nướng nhân sầu riêng cùng với 1-2 lòng đỏ trứng muối - tượng trưng cho mặt trăng tròn. Bánh trung thu du nhập vào Thái Lan từ thế kỷ 14, và hiện nay nó cũng là một phong tục truyền thống đang được duy trì.

Bánh Trung thu của Phillipines

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 5

Hopia là tên gọi những chiếc bánh Trung thu đặc trưng của người Philippines. Nếu nhìn bên ngoài của bánh Hopia với những loại bánh Trung thu khác thì người ta sẽ chẳng ấn tượng gì với nó cả. Vỏ bánh được làm hết sức đơn giản không trang trí cầu kì chỉ nặn bột rồi nướng vàng lên nhưng điểm thu hút nhất nằm ở hương vị của nhân bánh. Bánh không to lớp vỏ cũng mỏng được nướng rất ngon nhân bánh mềm ngọt tự nhiên vừa miệng. Ăn bánh Hopia bạn sẽ cảm nhận được đúng phong vị truyền thống trung thu ở Philippines.

Bánh Trung thu Singapore

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 6

Dịp tết Trung thu ở Singapore là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc mừng, món quà may mắn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung thu. Ở Singapore đặc trưng là bánh Trung thu lạnh với lớp vỏ ngoài mềm, hơi dai dai, bên trong là phần nhân quánh dẻo thơm mát, mang hương vị rất ngon và mới lạ.

Bánh Trung thu “Đoàn viên” của Trung Quốc

Đa dạng bánh trung thu ở các nước: Những bản sắc và phong tục riêng - Hình 7

Bánh trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, bởi theo họ, đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Trên bề mặt bánh thường in các ký tự với ý nghĩa tốt lành. Gần như mỗi vùng miền lại có một phong cách, hình dáng và hương vị bánh khác nhau. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải.

Hằng Vương