Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DA KDLST Thăng Long (Chương Mỹ, Hà Nội): Gần 15 năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”?

Đã gần 15 năm, kể từ ngày chủ đầu tư được giao đất, nhưng Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, chỉ đầu tư nhỏ giọt để “giữ đất”, không hoàn thành đúng tiến độ đưa vào hoạt động khai thác, sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí tài nguyên, vi phạm luật pháp về đất đai, xây dựng.

Người dân đã kiến nghị nhiều lần tới các cấp về thực trạng, phương án xử lý/thu hồi theo quy định, nhưng đến nay, dự án vẫn “án binh bất động” - “vượt qua" nhiều đợt rà soát, xử lý dự án “treo” của các cấp, ngành thành phố, gây bất bình trong dư luận.

DA KDLST Thăng Long (Chương Mỹ, Hà Nội): Gần 15 năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”? - Hình 1

 Chỉ để nuôi gà và thả cá?

Ngày 12/11/2003, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành QĐ số 2367/QĐ-UB về việc thu hồi 162.139 m2 đất (chủ yếu là đất cấy lúa 2 vụ) của 3 thôn (Xóm Đông, Thanh Trì và Quyết Hạ) tại, xã Đông Sơn huyện Chương Mỹ, giao Công ty CP XNK và XD Thăng Long (nay là Công ty CP Tập đoàn Đông Đô) thuê 143.686 m2, xây dựng Khu du lịch sinh thái Thăng Long.

Người dân địa phương bức xúc: Những tưởng, sau khi giao đất cho doanh nghiệp, cùng cam kết sau 3 năm sẽ đưa dự án vào vận hành khai thác của chủ đầu tư, dự án sẽ là điểm đến hấp dẫn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Chương Mỹ và các vùng lân cận.

Nhưng không! Sau khi được giao mốc giới, giải phóng và bàn giao đầy đủ mặt bằng, chủ đầu tư đã không thực hiện đúng các cam kết về tiến độ trong triển khai xây dựng dự án. Nếu đúng theo kế hoạch, dự án phải được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2007. Nhưng đến nay, đã gần 15 năm trôi qua kể từ khi “lấy” đất của dân, hiện trạng dự án bây giờ vẫn chỉ là nơi... nuôi gà và thả cá (?!).

Ông Nguyễn Văn Tước, nguyên Trưởng thôn Quyết Hạ, người hiện được thuê trông coi dự án cho biết: Tôi trông coi, bảo vệ khu đất dự án này cho chủ đầu tư đã được khoảng 10 năm, vừa làm công ăn lương (bảo vệ), vừa kết hợp nhận thầu nuôi thả cá. Trước đây, tôi chỉ nhận thầu 1 hồ trong đất dự án, nhưng 2 năm trở lại đây, tôi nhận thầu toàn bộ ao hồ trong khu vực. Dưới hồ thì nuôi cá, còn trên đất, tôi tận dụng “tăng gia” thêm gà đồi, ngựa, bò… để tận thu.

Khi được hỏi về tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư những năm qua, ông Tước khẳng định: Việc thực hiện dự án - đúng là không như cam kết với người dân và chính quyền địa phương lúc đầu. Đến nay, mới chỉ thi công được nhà điều hành, “dựng khung” được mấy căn biệt thự và 01 nhà hội thảo, kè hồ ao… Năm 2013, do có nhiều người lạ vào câu cá trộm nên hoàn thiện thêm được hệ thống tường bao xung quanh dự án, vừa để chống trộm, vừa để giữ đất.

Sử dụng đất sai quy hoạch, sai mục đích?

Không chỉ dừng ở đó, Công ty CP Tập đoàn Đông Đô (Công ty Đông Đô) còn “ngang nhiên” sử dụng đất dự án sai mục đích để kết hợp đầu tư xây dựng cây xăng và từng làm trạm trộn bê tông Asphalt, gây ô nhiễm môi trường khu vực, bức xúc trong nhân dân.

DA KDLST Thăng Long (Chương Mỹ, Hà Nội): Gần 15 năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”? - Hình 2

 Cây xăng “mọc” trên đất dự án

Ông Nguyễn Vũ  Khánh, Bí thư Chi bộ thôn Xóm Đông cho biết, cây xăng trên là phần đất của Dự án sinh thái Thăng Long, được xây dựng từ những năm đầu ngay sau khi doanh nghiệp nhận đất, hoạt động đã hơn 10 năm, nhưng nay đã đổi sang chủ mới (đang do thương nhân phân phối xăng dầu - DNTN Hoàng Long vận hành khai thác – PV).

Dự án đã lấy đi rất nhiều đất sản xuất nông nghiệp của hàng trăm gia đình tại 3 thôn trong xã, có những hộ dân gần như mất tất cả diện tích đất trồng lúa từ khi có dự án này. Mất đất nông nghiệp, nhưng lại không được giao đất dịch vụ, chỉ nhận về được khoản tiền bồi thường đất, hỗ trợ giải phóng mặt bẳng ít ỏi (18.000.000 đồng/sào) nên đã gây nhiều khó khăn về kinh tế, mưu sinh cho nhiều hộ dân trong khu vực.

Trò chuyện với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, ông Trịnh Xuân Bền khẳng định: Người dân đã nhiều lần có ý kiến tới các cấp, ngành về tiến độ thi công và những bất cập xung quanh công tác quản lý, đầu tư Dự án Khu sinh thái Thăng Long tại nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri các cấp, thậm chí kiến nghị tới cả Đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố khi về tiếp xúc cử tri tại địa phương. Nhưng đến nay, chưa có bất kể văn bản, câu trả lời cụ thể nào từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan về thực trạng và phương án xử lý?

Chúng tôi được biết, Công ty Đông Đô còn đang nợ cả tiền thuê đất từ nhiều năm qua. Do đó, kể từ khi giao đất cho doanh nghiệp, xã Đông Sơn cũng chưa nhận bất kể khoản tài chính nào được điều tiết về địa phương trích từ tiền sử dụng đất theo quy định tại dự án này.

Theo tìm hiểu của PV, năm 2011, Dự án Khu sinh thái Thăng Long đã bị UBND TP. Hà Nội “điểm mặt” tại văn bản yêu cầu xử lý, khắc phục các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Theo đó, dự án này thuộc diện chậm triển khai 24 tháng trở lên so với tiến độ ghi trong dự án, nhưng vẫn được thành phố cho tiếp tục triển khai. Sau thời gian cam kết, nếu không hoàn thành đúng tiến độ, thành phố sẽ thu hồi dự án.

Tuy nhiên, đến nay, dù nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất, nhưng dự án vẫn “sừng sững” tồn tại theo kiểu “chơ gan cùng tuế nguyệt” - khiến người dân bức xúc và xót xa.

Dư luận băn khoăn: Phải chăng, việc “vẽ” nên dự án này chỉ nhằm mục đích “găm giữ” đất của chủ đầu tư? Đằng sau các sai phạm trong sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch của Công ty Đông Đô, liệu rằng ở đây có sự “tiếp tay”, “chống lưng” trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng?

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Dương Tú

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.