Thông tin từ Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng cho biết, 2022 là năm đầu tiên triển khai đo lường sự hài lòng của người dân thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân với 8 nhóm chính sách được lựa chọn đánh giá gồm: Phát triển kinh tế; khám, chữa bệnh; giáo dục phổ thông; trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; điện sinh hoạt; nước sinh hoạt; an sinh, xã hội).
Kết quả đo lường cho thấy, mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung trong cả nước năm 2022 (SIPAS 2022) là 80,08%. Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 87,59% - 72,54%, với sự chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất là 15,05%. Chỉ số SIPAS năm 2022 của TP.Đà Nẵng đạt 79,66%, xếp vị trí thứ 34/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2021 (hạng 38).
Về Chỉ số lĩnh vực, mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung được tổng hợp từ 4 nội dung đo lường (việc cung cấp thông tin về chính sách cho người dân của cơ quan Nhà nước; cơ hội tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách; chất lượng chính sách và kết quả, tác động của chính sách).
Theo kết quả đo lường, mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung trong cả nước là 77,37%. Trong 63 tỉnh, 5 tỉnh có mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách cao nhất là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cà Mau và Thanh Hóa. 5 tỉnh thấp nhất là Bình Thuận, Long An, Quảng Nam, Lạng Sơn và Tây Ninh. Đà Nẵng đạt 77,37%, xếp hạng 42/63 tỉnh, thành phố.
Sở Nội vụ cho biết, 2022 là năm đầu tiên triển khai đo lường sự hài lòng của người dân thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân với 8 nhóm chính sách được lựa chọn đánh giá gồm: Phát triển kinh tế; khám, chữa bệnh; giáo dục phổ thông; trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; điện sinh hoạt; nước sinh hoạt; an sinh, xã hội).
Kết quả đo lường cho thấy, mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung trong cả nước năm 2022 (SIPAS 2022) là 80,08%. Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 87,59% - 72,54%, với sự chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất là 15,05%. Chỉ số SIPAS năm 2022 của Đà Nẵng đạt 79,66%, xếp vị trí thứ 34/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2021 (hạng 38).
Về Chỉ số lĩnh vực, mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung được tổng hợp từ 4 nội dung đo lường (việc cung cấp thông tin về chính sách cho người dân của cơ quan Nhà nước; cơ hội tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách; chất lượng chính sách và kết quả, tác động của chính sách).
Theo kết quả đo lường, mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung trong cả nước là 77,37%. Trong 63 tỉnh, 5 tỉnh có mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách cao nhất là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cà Mau và Thanh Hóa. 5 tỉnh thấp nhất là Bình Thuận, Long An, Quảng Nam, Lạng Sơn và Tây Ninh. Đà Nẵng đạt 77,37%, xếp hạng 42/63 tỉnh, thành phố.
Hoàng Gia Bảo