Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội đề xuất siết chặt kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội nhận xét, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng được “trẻ hóa”. Một số dự án luật mới ban hành 2 - 3 năm lại sửa đổi, bổ sung… cần phải có giải pháp khắc phục dứt khoát căn cơ, không né tránh, không nể nang…

Khắc phục tình trạng luật mới ban hành lại sửa đổi, bổ sung

Ngày 23/5, góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XV, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho biết, phương châm chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội là chủ động từ sớm, từ xa nhưng trong thực tế đang còn nhiều bất cập.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh còn nhiều so với chương trình chính thức, việc này diễn ra nhiều năm và khá phổ biến. Đại biểu băn khoăn về yếu tố dự báo chưa cao, yêu cầu thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có điều chỉnh, bổ sung hay do kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện một cách nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, tùy tiện?

Đại biểu cho biết, một số dự án luật chuẩn bị gửi đến đại biểu Quốc hội còn rất chậm, không bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế hoạt động của Quốc hội, làm hạn chế rất lớn đến việc nghiên cứu, tham gia của đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội.

Dường như câu chuyện làm luật còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn. Cùng với đó, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng được “trẻ hóa”. Một số dự án luật mới ban hành 2 - 3 năm lại sửa đổi, bổ sung. Đây là vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm và yêu cầu phải được mổ xẻ và có giải pháp khắc phục dứt khoát căn cơ, không né tránh, không nể nang…

Về 3 dự án luật đề nghị bổ sung vào kỳ họp thứ 5, thứ 6, thứ 7 đó là Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ), đại biểu đề nghị làm rõ thật thấu đáo, lý giải rõ cơ sở, nhất là những điểm mới, những điểm khác so với trước đây trên cơ sở phải thực sự khoa học và thuyết phục cả về cơ sở chính trị, cơ sở lý luận cơ sở, thực tiễn, nội hàm của các điều luật.

Có như vậy, mới có sự đồng thuận cao ngay trong đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội, cũng như sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân.

Tập trung kiểm soát trình tự, hồ sơ dự thảo luật

Bổ sung thêm một số giải pháp tổ chức xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn tỉnh Cà Mau) cho rằng, thành phần Ban soạn thảo luật nên tăng cường các đối tượng bên ngoài, Trưởng ban soạn thảo có thể không phải là đại diện các bộ, ngành.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn tỉnh Cà Mau) kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tập trung vào kiểm soát thủ tục, trình tự của các hồ sơ sự thảo luật.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn tỉnh Cà Mau) kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tập trung vào kiểm soát thủ tục, trình tự của các hồ sơ sự thảo luật

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tập trung vào kiểm soát thủ tục, trình tự của các hồ sơ sự thảo luật, thay vì can dự sâu vào nội dung của dự thảo luật. Bởi theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, khi nào Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, các nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật, khi đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thực hiện quyền ủy nhiệm luật pháp; còn giai đoạn soạn thảo, chủ yếu là cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào kiểm soát thủ tục, quy trình lập pháp để ngăn chặn ngay từ đầu những dự án luật không đúng với chủ đề Quốc hội đã thông qua.

Đại biểu cũng cho rằng, cần đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc khởi xướng chính sách và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các dự án luật, trong đó yêu cầu người nào, tổ chức nào khởi xướng chính sách, đề xuất các dự án luật phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước Nhà nước về tính hiệu quả.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) băn khoăn khi số lượng dự án phải bổ sung sau khi Quốc hội đã quyết định chương trình xây dựng pháp luật còn lớn. Trong năm 2023, Quốc hội sẽ xem xét 15 dự án, đến nay, các cơ quan lại trình bổ sung 16 dự án, dự thảo luật và 3 dự thảo nghị quyết vào Chương trình năm 2023. Như vậy, số lượng dự án được đề nghị bổ sung cao hơn số dự án đã được Quốc hội quyết định.

“Điều này, một mặt thể hiện sự thay đổi của tình hình thực tiễn đòi hỏi phảỉ nhanh chóng điều chỉnh chương trình nhằm hoàn thiện thể chế. Nhưng mặt khác, việc phải bổ sung quá nhiều dự án so với chương trình chính thức cũng thể hiện tính dự báo chưa cao” – đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị các cơ quan quan tâm hơn về công tác tổng kết thực tiễn để lập đề nghị có tầm nhìn dài hạn hơn; đồng thời, có giải pháp quyết liệt hơn để sớm đưa các dự án còn lại theo kế hoạch.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, quá trình làm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong những năm trở lại đây làm rất kỹ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, quá trình làm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong những năm trở lại đây làm rất kỹ

Nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác triển khai thực hiện pháp luật

Giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, quá trình làm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong những năm trở lại đây làm rất kỹ. Theo đó, Ủy ban Pháp luật thẩm tra, mời đại diện các cơ quan có liên quan, Bộ Tư pháp và các cơ quan, các bộ, các ngành chủ trì đề xuất đến làm việc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cụ thể và nhiều vòng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ trong quá trình xây dựng thể chế trong những nhiệm kỳ. Đặc biệt là nhiệm kỳ này, gần đây Chính phủ đã hết sức cố gắng giải quyết những vấn đề mà các bộ, các ngành chưa thống nhất với nhau. Ngoài các phiên họp thường kỳ, Chính phủ tổ chức 4 phiên họp chuyên đề chỉ tập trung vào công tác xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để tham mưu cho Chính phủ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lập pháp nói chung và xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng.

Lý giải cho việc có số lượng lớn các dự án trình bổ sung vào kỳ này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề xuất bổ sung 10 luật và nghị quyết nhằm tháo gỡ một số các khó khăn vướng mắc để xử lý các công trình trong thực hiện các dự án giao thông; xử lý vấn đề về kinh phí chi thường xuyên; đề xuất bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng để kế vào Nghị quyết 42/2017/QH14 là sắp hết hạn; nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm gỡ khó cho các doanh nghiệp, góp phần phục hồi sản xuất. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng ghi nhận các đề xuất cụ thể của các đại biểu Quốc hội để chuẩn bị đề nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tháng 7 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ và các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị đánh giá tình hình triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2023, triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp này… Đây là lần đầu tiên, Hội nghị được tổ chức với quy mô toàn quốc, kết nối với các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác triển khai thực hiện pháp luật.

PV (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm
Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm

Ngày 7/5, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2024. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.

Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?
Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?

Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) vừa phản hồi thông tin 'lãi đậm nghìn tỷ' do giá, phí sân bay cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá vé máy bay không thể giảm.

Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc
Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa kiểm tra, tạm giữ 15 mặt hàng (1.010 sản phẩm) cần câu cá các loại, lưỡi câu, dây câu, phao câu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%
Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Ngày 15/5 tới, Petrolimex sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 28/5.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD

Đánh giá xu hướng thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, bắt đầu từ quý II/2024, thị trường Trung Quốc sẽ có dấu hiệu tham gia vào các mặt hàng tiêu trắng và tiêu đen. Điều này kỳ vọng tạo cú huých giúp giá tiêu Việt Nam vượt mốc 100.000 đồng/kg trong quý II tới. Dự báo, thời gian tới, giá tiêu tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.