Theo đó, hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa cụ thể gồm:
-Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)
-Thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy, hải sản (các sản phẩm từ thủy, hải sản); rau, củ quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây (các sản phẩm từ trái cây); trứng (các sản phẩm từ trứng).
-Hàng công nghệ phẩm: muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu ăn; sữa các loại; mỳ gói các loại; thực phẩm bao gói sẵn; bánh, kẹo; thực phẩm khác phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân; nước uống, nước giải khát các loại đóng chai, lon, thùng.
-Các nhu yếu phẩm cần thiết: vật tư y tế; thuốc chữa bệnh; dược phẩm; khẩu trang; sản phẩm dùng để tẩy rửa; diệt côn trùng; vệ sinh cá nhân; nước kháng khuẩn; giấy vệ sinh; băng vệ sinh; bĩm, tả; sản phẩm dùng để tắm, giặt; dầu gội.
-Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa: xăng, dầu, gas, khí đốt; nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ sản xuất; dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống.
-Hàng hoá thiết yếu khác: thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Công thương khẳng định, Đắk Lắk bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống dịch bệnh. Hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh như chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm… vẫn mở cửa để bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong bất kể tình huống nào của dịch bệnh. Sở Công thương đã chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bảo đảm kịp thời, đủ cho người dân.
Đồng thời, Sở cũng đã sẵn sàng các phương án điều tiết, khơi thông hàng hóa trong tình huống xấu nhất để phục vụ người dân mua sắm, không lo tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Do đó, người dân nên bình tĩnh, không nên có tâm lý hoang mang, đổ xô đi mua hàng tích trữ gây tập trung đông người tại các điểm bán hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm.
Thuận Yến – Thùy Linh