Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Nông ra Thông báo bằng Văn bản đề nghị Công ty Tân Ngọc Phát (Công ty Tân Ngọc Phát, ở bon Sare, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp) thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cấp quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, sau 90 ngày, Công ty Tân Ngọc Phát vẫn không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cấp quyền khai thác khoáng sản này.
Một mỏ đá đang hoạt động trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông)
Theo Sở TN&MT Đắk Nông, Công ty Tân Ngọc Phát đã vi phạm Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Luật Khoáng sản năm 2010. Cụ thể, tổ chức, cá nhân khai thác khoảng sản phải có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khai thác khoảng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoảng sản được khai thác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Quyết định số 1455, UBND tỉnh Đắk Nông giao UBND huyện Đắk R’lấp phối hợp với Công an tỉnh, Sở TN&MT bảo vệ khối lượng khoáng sản còn lại chưa khai thác tại mỏ đá bazan, bon Sare, xã Đắk Ru; xử lý theo quy định hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý nếu phát hiện vi phạm pháp luật khác tại khu vực nêu trên.
Cụ thể, các doanh nghiệp trong danh sách trên gồm có: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Sơn Hải, khai thác than bùn tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil; Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng số 1 (thuộc Tổng công ty xây dựng số 1), khai thác đá tại xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa; Công ty cổ phần Phương Nam, khai thác đá tại xã Tân Thành, huyện Krông Nô; Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Thiên Nhân II, khai thác đá tại xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp; Doanh nghiệp tư nhân Tia Sáng, khai thác than bùn tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil; Doanh nghiệp tư nhân Vân Anh Hoàng Diệu, khai thác đá tại xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp; Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Đắk Nông, khai thác đất sét tại xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút; Công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Vinh, khai thác đá tại xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông, trong 8 doanh nghiệp trên có 5 doanh nghiệp đã hết hạn giấy phép khai thác khoáng sản, 3 doanh nghiệp còn lại đã bị thu hồi giấy phép khai thác. Sở đã nhiều lần có văn bản hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập hồ sơ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện.
Tỉnh Đắk Nông hiện có 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Tổng trữ lượng các doanh nghiệp đang ký khai thác là trên 1 triệu tấn/năm.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông cũng đã yêu cầu 8 doanh nghiệp khai thác khoáng sản khẩn trương đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường.
Hải Đăng