Cụ thể, đối với UBND các địa phương phải phân khai chi tiết vốn theo chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế, xã hội đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh giao Ban Kinh tế - Ngân sách giám sát chuyên đề về đầu tư công, nhất là việc tạm ứng khối lượng, thanh quyết toán dự án, công trình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong năm 2023, dự kiến tỉnh Quảng Ninh chi khoảng 14.850 tỷ đồng cho đầu tư công. Trong đó, có trên 1.270 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương, trên 8.800 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh và trên 4.770 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách huyện.

Nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh sẽ đầu tư cho 51 công trình, dự án chuyển tiếp, 30 dự án khởi công mới và hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối theo tiêu chí chấm điểm, một số dự án thuộc Chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH gắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 và những dự án hoàn thành, thanh quyết toán năm 2023.

Đặc biệt ưu tiên vốn cho thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có), dự án đã quyết toán, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; thực hiện các dự án chuyển tiếp, nhất là các dự án trọng điểm, dự án động lực có tầm ảnh hưởng lớn, các dự án chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh.

Thảo Nguyễn (t/h)