Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Đất vàng" khu vực hãng Phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Mặc dù hãng Phim truyện Việt Nam nằm trên hơn 5.000 m2 đất tại mặt đường Thuỵ Khuê (Hà Nội), nhưng khi cổ phẩn hoá chỉ được định giá 19,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính với giá đất đang được rao bán trên thị trường thì giá trị khu đất này lớn gấp nhiều lần.

Hãng Phim truyện Việt Nam đang nằm trên khu đất rộng hơn 5.000 m2 tại số 4 đường Thuỵ Khuê (Ảnh: Mạnh Cường)

Hiện tại, hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang nằm trên khu "đất vàng" tại địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê với diện tích lên tới gần 5.450 m2. Hình thức sở hữu là thuê đất của Nhà nước đã hơn 50 năm qua, đây được coi là khu đất vàng của Hà Nội với giá thị trường có thể lên tới cả nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, khi cổ phần hoá khu đất này được định giá 46 triệu đồng/m2.

Khu đất đối diện với hãng Phim truyện Việt Nam từ đầu đường Thụỵ Khuê tới Trường Tiểu học Chu Văn An, nằm tại số lẻ đã được đưa vào quy hoạch và lâu nay không có giao dịch mua bán. Tuy nhiên, giá cho thuê mặt bằng khá cao (khoảng 1 triệu đồng một m2 đất mặt đường cho thuê).

Theo khảo sát của phóng viên, với mặt bằng khoảng 10 m2 tại mặt đường Thuỵ khuê, đang được cho thuê với giá từ 8 - 10 triệu đồng; tương tự với mặt bằng tầng 1 rộng khoảng 30 m2 có giá cho thuê tới 25 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người buôn đất lâu năm cho biết: "Hiện tại, khu vực này nếu để tìm được nhà mặt đường để bán là rất khó, đa phần đều là nhà trong ngõ và đã cũ. Chủ nhà muốn chuyển lên ở chung cư hoặc không ở đến mới bán. Với một ngôi nhà trong ngõ rộng 2 xe máy tránh nhau thì rơi vào khoảng 130 - 180 triệu đồng một m2, tuỳ độ to nhỏ của ngõ và có xa mặt đường hay không. Nếu nhà mặt đường, chắc chắn phải trên 250 - 300 triệu một m2, tuy nhiên để bán thì ít lắm".

Những khu đất nằm trong ngõ có diện tích 45 m2 trở lên, được rao bán với giá khoảng 6 - 7 tỷ đồng.

Đánh giá về khu đất của hãng Phim truyện Việt Nam, nhiều người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản cho biết, nếu nói đây là khu "đất vàng" thì đúng là không sai, vì khu đất này rộng, nằm ngay đầu đường, cạnh vườn hoa, phía trước là đường Thuỵ Khuê, giao thông thuận tiện, phía sau giáp hồ Tây rất thuận lợi và có tầm nhìn đẹp.

Mặc dù giá đất tại mặt đường phố Thuỵ Khuê được UBND TP. Hà Nội quy định là 46 triệu đồng một m2, tuy nhiên trên thực tế giá đất giao dịch ở đây cao hơn nhiều lần.

Ngoài khu "đất vàng" ở số 4 Thuỵ Khuê thì hãng Phim truyện Việt Nam còn sở hữu 904,9 m2 đất ở số 46, ngõ 151 Hoàng Hoa Thám. Đây cũng là một trong những khu đất được đánh giá có vị thế tốt, mặc dù nhu cầu mua bán, kinh doanh tại đây không lớn. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết khu đất này cũng có giá trị trên 130 triệu đồng một m2.

Bên cạnh việc sở hữu 2 mảnh "đất vàng" trên, hãng Phim truyện Việt Nam còn sở hữu thêm 6.382,8 m2 đất ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh (tức trường quay Cổ Loa) làm nơi để vật liệu nổ, đạo cụ, trường quay phim. Còn tại TP. HCM, 1.208,72 m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 là chi nhánh của hãng phim ở miền Nam, cũng là đất thuê của Nhà nước, nhưng đã được xây dựng và khai thác cho thuê.

Sau nhiều năm làm ăn thua lỗ, đến năm 2015, VFS nhận được chủ trương cổ phần hóa. Để phục vụ cho việc cổ phần hoá toàn bộ tài sản của VFS được định giá gần 20 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thương hiệu và hàng nghìn m2 đất nằm ở vị trí đắc địa mà đơn vị này đang quản lý được định giá bằng 0 đồng.

Không đồng tình với cách định giá trên, trong đơn kiến nghị của các văn nghệ sỹ thuộc đơn vị gửi Hội Điện ảnh Việt Nam trình bày: “Ước tính, giá trị đất đai và lợi thế vị trí đất đai của VFS theo giá thị trường vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể giá trị thương hiệu với trên 400 bộ phim truyện có từ gần 60 năm thành lập. Do vậy, sự định giá thương hiệu và đất đai của VFS bằng 0 là điều bất bình thường, khiến toàn bộ giới văn nghệ sỹ trong nước bất bình và đặt câu hỏi về sự minh bạch...”.

Theo Đời sống & Pháp lý

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.