Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dấu mốc đáng nhớ trong 50 năm hình thành và phát triển ASEAN

Năm 2017, đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, nay là Cộng đồng ASEAN), với những thành tựu đáng tự hào, khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới.

Qua 50 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đã trải qua những chặng đường quan trọng, ghi dấu sự hợp tác và cùng phát triển của ASEAN.

Dấu mốc đáng nhớ trong 50 năm hình thành và phát triển ASEAN - Hình 1

- Ngày 8/8/1967, ASEAN chính thức được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, với 5 thành viên ban đầu gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các nước thành viên, đồng thời tạo điều kiện để các nước hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) nhằm khẳng định quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.

- Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), nhằm đẩy mạnh quyết tâm hợp tác và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.

- Năm 1992, ASEAN ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.

- Năm 1994, ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26.

- Năm 1995, ASEAN đã ghi dấu hai bước tiến quan trọng khi Việt Nam gia nhập ASEAN (vào ngày 28-7-1995) và bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; Ký Hiệp ước về khu vực Ðông-Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

- Năm 1997, ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm vạch ra mục tiêu hướng tới một Cộng đồng sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

- Năm 1998, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020, giai đoạn 1998-2004.

- Năm 1999, Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực gồm 10 thành viên Ðông-Nam Á.

- Năm 2002, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Ðông, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC).

- Năm 2003, ASEAN ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột là Chính trị-An ninh (APSC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa-Xã hội (ASCC).

- Năm 2005, Hội nghị cấp cao Ðông Á (EAS) lần đầu được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Australia và New Zealand.

- Năm 2007, Hiến chương ASEAN được ký kết, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng.

- Năm 2009, Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập.

Tháng 2/2009, các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm các kế hoạch tổng thể xây dựng ba cộng đồng trụ cột là Chính trị-An ninh (APSC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa-Xã hội (ASCC).

- Năm 2010, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12-2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân. 

Năm 2010 cũng là năm Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch ASEAN. Với những đóng góp chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các mục tiêu chung của ASEAN, Năm Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam đã góp phần duy trì đoàn kết ASEAN; trực tiếp đóng góp vào Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương, đưa ASEAN đến năm 2015 trở thành một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, liên kết chặt chẽ về kinh tế vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực; nâng cao và làm sâu sắc hơn quan hệ nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực.

- Năm 2011, ASEAN thông qua “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu”. Tuyên bố khẳng định quyết tâm cũng như cam kết của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chung trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…, qua đó đóng góp tích cực hơn vào các nỗ lực chung nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, khởi đầu của một giai đoạn liên kết mới sâu rộng hơn của ASEAN. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới của ASEAN. Từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kỵ, ASEAN đã trở thành khu vực phát triển năng động, đoàn kết và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới và là một thị trường chung của hơn 600 triệu dân với nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. 

- Ngày 6/9/2016, ASEAN thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và Chương trình công tác triển khai Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn III (2016-2020).

Nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ qua, những thành công của ASEAN chính là minh chứng đúng đắn về con đường mà ASEAN đã kiên trì theo đuổi suốt nửa thế kỷ qua. Đồng thời nó còn tạo tiền đề vững vàng để ASEAN đạt tới những bước tiến xa hơn, vì lợi ích của người dân 10 quốc gia thành viên.

 Theo TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định
TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.