Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầu tư nước ngoài đóng vai trò vượt trội so với các khu vực và thành phần kinh tế khác

Theo Nghị quyết, sau hơn 30 năm tăng cường hợp tác, đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận cấu thành kinh tế Việt Nam, góp phần đa dạng hóa tối đa thành phần, tăng tính bao trùm toàn bộ nền kinh tế để không một thành phần nào bị bỏ lại phía sau.

Đó là Nghị quyết 50-NQ/BCT của Bộ Chính trị, ngày 20/08/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 thu hút bình quân 20-30 tỷ USD/năm vốn thực hiện. Trong 04 năm liên tiếp, lượng vốn vượt ngưỡng mục tiêu bình quân năm 20 tỷ USD và sớm hơn 02 năm so với dự kiến.

Việt Nam lọt top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới năm 2021. Ảnh minh họa
Việt Nam lọt top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới năm 2021. Ảnh minh họa.

Năm 2023 và các năm tiếp theo là khoảng thời gian chuyển tiếp, có nhiều  điểm khác về quy mô, phạm vi và chất lượng vốn đầu tư nước ngoài so với giai đoạn trước.

Khu vực đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò vượt trội so với các khu vực và thành phần kinh tế khác trong khai thác nguồn lực nội địa hướng vào xuất khẩu.

Biến động dòng đầu tư toàn cầu vẫn rất bất định, khó lường nhưng Việt Nam vẫn có khả năng duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt từ đầu năm 2023 bảo đảm tính thống nhất trong điều chuyển dòng đầu tư nước ngoài gữa các địa phương.

Đầu tư nước ngoài mở rộng sang nhiều lĩnh vực và gia tăng về quy mô, hướng mạnh vào xuất khẩu. Ưu đãi của các cam kết từ các hiệp định sẽ được khai thác và nhà đầu tư hưởng lợi ích “kép” gồm lợi ích khai thác chi phí nguồn lực rẻ trong nước và lợi ích xuất khẩu giá cả cao vào nước nhập khẩu.

Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết có hiệu lực là thị trường đáng kể để nhà đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu và phát huy hiệu quả quy mô.

Động lực lợi nhuận cao khi đầu tư vào Việt Nam tạo sức hút đầu tư nước ngoài giai đoạn mới.   

Yêu cầu chất lượng vốn đầu tư gắn với công nghệ cao, đào tạo nhân lực trinh độ cao, chuyển đổi năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững trở thành những ràng buộc mới đối với đầu tư.

Thể chế về đầu tư được hoàn thiện. Nguồn nhân lực chất lượng cao được chuẩn bị ở mức độ nhất định và hạ tầng cơ sở được hiện đại hóa.

Hình ảnh Việt Nam hấp dẫn đầu tư được phổ biến toàn cầu. Công tác xuc tiến đầu tư giai đoạn mới, sau nhiều thập kỷ triển khai, chắc chắn sẽ được thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả cao hơn.  

Ảnh internet
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò vượt trội so với các khu vực và thành phần kinh tế khác. Ảnh internet.

Nghị quyết có khả năng cao hoàn thành mục tiêu đặt ra trước thời điểm dự kiến- năm 2030. Điều này đòi hỏi hàng loạt giải pháp quyết liệt.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tiết giảm tối đa chi phí và thời gian của nhà đầu tư. Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tất cả các địa phương nhằm tạo chuyển biến cơ bản về môi trường đầu tư quốc gia, địa phương,  

Khai thác các thành tựu công nghiệp 4.0 để tổ chức giao dịch phi giấy tờ, thực hiện dịch vụ đầu tư trực tuyến. Đầu tư phát triển các ứng dụng phù hợp với quá trình chuyển đổi số đồng bộ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Xây dựng hệ sinh thái số phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài thống nhất cả phạm vi quốc gia, địa phương, cac bộ, ban, ngành. Kết nối các nền tảng đầu tư của các đối tác đầu tư của Việt Nam.

Chủ động, tích cực thực hiện các cam kết quốc tế để tạo thị trường hấp dẫn đầu tư, Tiếp tục đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại mới nhằm mở rộng thị trường đồng thời với nâng ấp các hiệp định hiện có lên phiên bản mới để hình thành dòng đầu tư mới vào Việt Nam.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các cấp độ như quốc gia, địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp để hình thành nhiều dong đầu tư mới. Chú ý hiệu quả đến tiếp cận xúc tiến công ty, tập đoàn xuyên quốc gia sở hữu lượng vốn lớn, công nghệ cao, thương hiệu mạnh và mạng lưới rộng.

Gia tăng sức chống chịu của doanh nghiệp để tăng tính tự tin cao nhất trong đảm nhiệm vai trò đối tác tin cậy trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Năm 2021 và năm 2022, lượng vốn thu hút tương ứng là 19,74 và 22.4 tỷ USD. Bình quân 02 năm là 21,07 tỷ USD - đạt mục tiêu đặt ra. Nếu tính bình quân 04 năm 2019-2022, con số này là 20,625 tỷ USD/năm.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 của Đồng Nai đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,69% so với tháng trước và tăng hơn 12,7% so với tháng 4/2023.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt heo năm 2024 của Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ 0,5% so với năm trước lên 2,05 triệu tấn.

Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Để phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quyền lợi cho người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn.

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.

Giá lúa gạo hôm nay 28/4: Thị trường giao dịch chậm
Giá lúa gạo hôm nay 28/4: Thị trường giao dịch chậm

Hôm nay 28/4, giá lúa gạo thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang, trong khi đó giá gạo xuất khẩu điều chỉnh giảm nhẹ 1 USD/tấn. Thị trường giao dịch chậm.

Thanh Hóa tập trung phát triển doanh nghiệp mới
Thanh Hóa tập trung phát triển doanh nghiệp mới

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19 xác định một trong những mục tiêu quan trọng là tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp (DN) gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025. Bám sát mục tiêu này, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển DN.