Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới tại tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 145 - 150 nghìn ha/năm, luôn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, năng suất lúa nhiều năm trở lại đây đềuđạt trên 130 tạ ha/năm, sản lượng hàng năm ước đạt khoảng 1 triệu tấn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo tại Thái Bình.
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo tại Thái Bình.

Bên cạnh đó, việc tập trung đất đai tổ chức sản xuất lúa, gạo quy mô lớn theo chuỗi giác trị đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện, góp phần làm gia tăng giá trị trong sản xuất lúa, gạo. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành lúa, gạo của tỉnh đang đứng trước các thử thách, khó khăn như: tác động của biến đổi khí hậu thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp và khó lường ảnh hưởng đến diện tích, năng suất và chất lượng lúa, gạo; vật tư đầu vào và chỉ phí nhân công cao đẩy giá lúa, gạo ở mức khó cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác; tỷ lệ cơ giới hóa khâu sấy sản phẩm còn thấp, thất thoát sau thu hoạch cao; giá lúa, gạo tuy có tăng song không ổn định.

Để phát huy lợi thế, hướng đến phát triển ngành lúa, gạo vững, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa trong tình hình mới; thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc mạnh sản xuất, kinh doanh, sản xuất lúa, gạo bến vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, tại Công văn UBND tỉnh số 115/UBND-NNNTMT, ngày 1/4/2024, UBND tỉnh Thái Bình đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất để phù hợp theo yêu cầu tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó coi sản xuất lúa, gạo là lĩnh vực quan trọng của địa phương cần được đầu tư và quan tâm một cách thiết thực; quản lý và sử dụng hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương bảo đảm không để lãng phí nguồn lực đất đai; tổ chức sản xuất lúa, gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn; phù hợp với nhu cầu thị trường; đáp ứng yêu câu về an ninh lương thực, tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu; tiếp tục hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất lúa, gạo theo mô hình tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mộ lớn và liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu của Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028; bố trí kinh phí và nguồn lực phù hợp xây dựng các mô hình sản xuất lúa, gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp sinh thái đa tầng, đa giá trị gắn với bảo vệ môi trường.

Quỳnh Nga

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.