Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐBQH Leo Thị Lịch: Một số cơ quan Nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Theo ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang): "Nhiều Bộ ngành không muốn rời xa các doanh nghiệp vốn được coi là sân sau. Đây là biểu hiện của lợi ích nhóm, nguyên nhân dẫn tới nhóm lợi ích khi một số cơ quan quản lý Nhà nước vừa "đá bóng, vừa thổi còi".

Hoạt động của DNNN đạt nhiều kết quả tích cực

Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo của Đoàn giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý vốn, tài sản nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho biết: Đến hết năm 2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và bị tác động mạnh do biến động lớn về tình hình thị trường, giá cả, về rủi ro tài chính khi xảy ra khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 - 2012, đặc biệt là xu hướng giảm khá mạnh của ngành khai khoáng vốn là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDP lớn, nhưng hoạt động của các DNNN vẫn đạt được một số kết quả tích cực.

ĐBQH Leo Thị Lịch: Một số cơ quan Nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi” - Hình 1

Nổi bật là, DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. DNNN chuyển dịch theo hướng chỉ tập trung vào những ngành nghề then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không đầu tư.

Việc bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả đáng khích lệ. Đến hết năm 2016, sau 5 năm, tổng tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tăng 45,8%; vốn chủ sở hữu tăng 92,2%.

Hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên tiêu chí lợi nhuận tạo ra, nộp ngân sách nhà nước có chiều hướng tích cực.

Ngoài nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong SXKD, các DNNN còn thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội theo chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu như tham gia bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, cung cấp nước sạch đô thị, duy trì an ninh, trật tự xã hội, xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Báo cáo cho biết, kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Tổng tài sản của các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của Nhà nước năm 2016 là 495.126 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2011; tổng vốn chủ sở hữu là 167.701 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 3 lần so với năm 2011; tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 13%; tổng lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 đạt 19% và bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 15%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân năm 2016 đạt 6% và bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 5%.

Việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp đã được triển khai nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ NSNN theo quy định. Năm 2016, các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước phát sinh phải nộp NSNN 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015 nếu xét trong cùng số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2015.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể là, hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tổng tài sản và vốn tăng (tài sản tăng 45,8%, vốn chủ sở hữu tăng 92,2%) nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm (tốc độ tăng nộp ngân sách nhà nước chỉ 18%, bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ 1.292.400 lên 1.628.649 tỷ đồng); chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế. Có trường hợp doanh nghiệp chưa thực thi nghiêm túc các kế hoạch đặt ra; năng suất lao động, hiệu quả SXKD còn thấp; hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp còn dàn trải, hiệu quả chưa cao…

Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; tình trạng đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ, nặng tính bao cấp nên việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ. Còn có trường hợp để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện phức tạp trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi khi thực hiện các dự án đầu tư tại địa phương.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để nhằm phát hiện và xử lý kịp thời. Trong quản lý, sử dụng đất của các DNNN, còn trường hợp chưa kê khai đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, để đất bị lấn, chiếm...

Lo mất vai trò sau cổ phần hóa

Giám sát qua báo cáo và làm việc trực tiếp của Đoàn giám sát với Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cho thấy, các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở 4 vi phạm như: Vi phạm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; Vi phạm nguyên tắc thị trường; Vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp; Vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Một số vi phạm để lại hậu quả nặng nề, lâu dài, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.

Về cổ phần hóa DNNN, báo cáo cho biết, thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm số lượng DNNN giữ cổ phần chi phối, chỉ duy trì DNNN trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không tham gia, giai đoạn 2011 - 2016 cả nước đã cổ phần hóa 571 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp.

Công tác cổ phần hóa trong giai đoạn này đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra; tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao, trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Nhà nước không cần chi phối...

Sau cổ phần hóa còn phát sinh nhiều vấn đề cần phải tiếp tục xử lý như giải quyết tranh chấp về tài sản, đất đai; các vấn đề về lao động, trợ cấp; về công nợ giữa người lao động với công ty cổ phần và giữa DNNN với công ty cổ phần; ràng buộc pháp lý để triển khai thực hiện phương án SXKD thể hiện trong phương án cổ phần hóa…

Công tác xử lý tài chính trước và trong quá trình cổ phần hoá còn có trường hợp chưa chặt chẽ, sai nguyên tắc, sai chế độ; đánh giá không chính xác giá trị tài sản; sai sót trong việc xác định giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh, các khoản đầu tư tài chính, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, hàng tồn kho, dự án, công trình đã hoàn thành chưa quyết toán, xác định giá trị doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nguyên tắc thị trường... dẫn đến xác định sai lệch giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.

Phát biểu tại Nghị trường sáng nay (28/5), ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đề cập đến tình trạng chậm thực hiện tách chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các Bộ.

ĐBQH Leo Thị Lịch: Một số cơ quan Nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi” - Hình 2

ĐBQH Leo Thị Lịch

"Nhiều Bộ ngành không muốn rời xa các doanh nghiệp vốn được coi là sân sau. Đây là biểu hiện của lợi ích nhóm hay nguyên nhân dẫn tới nhóm lợi ích khi một số cơ quan quản lý Nhà nước vừa "đá bóng, vừa thổi còi", bà Lê Thị Lịch nêu thực tế.

Theo bà Lịch, bảo toàn vốn doanh nghiệp Nhà nước hiện vẫn chỉ bảo tồn vốn, tài sản trên sổ sách còn giá trị thực tế giảm nhiều lần, có đơn vị gần như mất hết.

Đại biểu Leo Thị Lịch đề nghị: Chính sách khấu hao cần nghiên cứu lại để "vốn bỏ ra tương đương một chiếc ôtô thì 10 năm sau số vốn đó vẫn phải đủ giá trị để mua chiếc xe tính năng tương đương".

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016 cũng cho thấy, việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN đã được đề ra từ lâu nhưng còn lúng túng, chưa có cơ chế thực hiện rõ ràng. 

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật  về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ngành, địa phương còn có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm, còn tư tưởng lo lắng mất lợi ích của Bộ, ngành, địa phương, mất vị trí, vai trò cá nhân sau cổ phần hóa.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ rõ: Chế độ đãi ngộ đối với người quản lý doanh nghiệp chưa thỏa đáng, một số cán bộ sa sút về trách nhiệm, vi phạm pháp luật, tham nhũng, đã làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra cán bộ chưa thực sự được chú trọng. Có trường hợp có biểu hiện cục bộ, lợi ích nhóm khi nhận xét, đánh giá người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Đắk Lắk tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Đắk Lắk tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm bẩn và dầu ăn đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thể hiện: Quý I/2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ.

Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án
Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án

Sáng ngày 18/4, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này vừa phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Tĩnh, Công an huyện Can Lộc kịp thời bắt giữ đối tượng Nguyễn Minh Toàn thủ phạm gây ra vụ cướp tiệm vàng tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc vào đêm 17/4.

Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến
Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến

USAID sẽ hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính cho khu vực tư nhân để phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến của Việt Nam.

Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam
Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno khẳng định: Venezuela "rất trân trọng hình ảnh, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; hình ảnh của Bác Hồ là biểu tượng gợi nhớ đến dân tộc Việt Nam rất anh hùng, gan dạ.

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.