Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Để cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng “thương hiệu”

Việc xây dựng thương hiệu được đánh giá là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp cạnh tranh tuy nhiên hiện tại không ít doanh nghiệp có quan niệm, việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.

Đây là quan ngại được đưa ra tại Hội thảo “Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI phối hợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ Việt nam VIPA với sự hợp tác của Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế INTA và Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ MOST tổ chức sáng 29/10. Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế giới, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng khốc liệt, sự thâu tóm, quá trình mua bán sáp nhập ngày càng rầm rộ. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu của mình để đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Các chuyên gia cho rằng, thương hiệu - nhãn hiệu được coi là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, là nền tảng kinh tế đóng góp cho giá trị doanh nghiệp. Sự thành bại của một doanh nghiệp cũng đến từ cách thức xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Để cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng “thương hiệu” - Hình 1

Diễn giả trình bày tại Hội thảo “Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp” 

Cũng tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong xu thế hội nhập, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách tốt hơn, sòng phẳng hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây không chỉ là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu mà còn làm nên danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia.

Thế nhưng ông Phòng cho hay, đến nay, phát triển thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp. Chỉ có một số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu như Vinamilk, Bảo Việt, Viettel, Vingroup... Còn lại phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình.

PGS-TS Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng nhận định, thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không ít doanh nghiệp có quan niệm, việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.

"Chính vì tư duy đó mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lép vế, yếu thế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này dẫn đến hậu quả, nhiều khách hàng đã quay lưng lại với các sản phẩm trong nước, quan tâm đến các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài cho dù sản phẩm không khác nhau nhiều về chất lượng, hình thức và giá cả", PGS-TS Mai Hà nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, các diễn giả đã cùng nhau trao đổi về những vấn đề liên quan đến thương hiệu, cũng như cách thức xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp như: Làm thế nào để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả và bền vững; kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển thương hiệu; vai trò của thương hiệu trong giá trị doanh nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu…

Theo các chuyên gia, để xây dựng được thương hiệu hay không, điều quan trọng nhất phụ thuộc vào tư duy, ý chí của người đứng đầu và sự phối hợp, thực hiện một cách nhất quán, triệt để của cả hệ thống sau khi đã có chiến lược phát triển thương hiệu.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.