Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) trên thực tế, bằng công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.

Sáng 08/01, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chí carbon tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta thực hiện trách nhiệm cam kết toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia một cách công bằng, công khai, minh bạch
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta thực hiện trách nhiệm cam kết toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia một cách công bằng, công khai, minh bạch. Ảnh chinhphu.vn.

Mục tiêu là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch, trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực, thậm chí đến từng chủ thể phát thải; sử dụng các công cụ kinh tế để thay đổi nhận thức, hành vi trong phát thải khí nhà kính.

Theo Phó Thủ tướng, thị trường tín chỉ carbon chỉ có hiệu quả, lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp và công bằng trên quy mô toàn cầu, nhưng đến nay mới chỉ có một số quốc gia, khu vực bắt đầu áp dụng những công cụ kinh tế để quản lý lượng phát thải khí carbon đối với một số sản phẩm hàng hóa.

"Tuy nhiên, chúng ta phải chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon ngay từ bây giờ để có ứng xử phù hợp với các quốc gia, khu vực đã áp dụng công cụ kinh tế, tài chính để quản lý lượng phát thải khí carbon, tránh tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp, bảo vệ được lợi ích quốc gia", Phó Thủ tướng nói.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.

Ảnh internet.
Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia. Ảnh internet.

Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 02 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước.

Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon theo quy định của pháp luật; các tổ chức hỗ trợ giao dịch.

Từ thực tế, nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện mô hình này tại Việt Nam.

Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước; đồng thời là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước; đồng thời là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai. Ảnh VGP/Minh Khôi.

Một số khó khăn vướng mắc được đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích như: Hệ thống cơ chế chính sách quản lý tín chỉ carbon nông nghiệp, lâm nghiệp còn thiếu đồng bộ, tản mạn ở nhiều văn bản; phần lớn vùng sản xuất nông nghiệp và diện tích rừng chưa được phát triển tín chỉ carbon; thiếu sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; hạn chế trong đo đạc, kiểm đếm, thẩm định, chứng nhận tín chỉ carbon; xác định hàm lượng carbon trong hàng hóa;…

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, một số điểm mấu chốt trong hình thành thị trường tín chỉ carbon là: Quản lý hoạt động hình thành/tạo tín chỉ carbon; xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo từng lĩnh vực; cơ chế trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế…

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, cần có cơ sở phân bổ hạn ngạch phát thải để làm căn cứ xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, quản lý hoạt động phát thải. Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam phải kết nối với thế giới để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

"Đề án cần xác định rõ hơn mô hình thị thường với lộ trình triển khai nhất là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đánh giá tác động toàn diện với các ngành sản xuất, các hiệp định, cam kết quốc tế,…", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc trao đổi.

"Chúng ta thực hiện trách nhiệm cam kết toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia một cách công bằng, công khai, minh bạch", Phó Thủ tướng lưu ý.

Ảnh internet.
Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia. Ảnh internet.

Nhấn mạnh vai trò dẫn dắt, kiến tạo của Nhà nước, Phó Thủ tướng cho rằng cần có đánh giá tác động của các công cụ kinh tế, tài chính, thuế, bảo đảm sự hài hòa trong nước với quốc tế, tính minh bạch trong trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT nâng cao năng lực xác định/phân bổ hạn ngạch phát thải cho các ngành, lĩnh vực theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng; thực thi được các quy định, tiêu chuẩn về cơ chế thống kê, đo đếm, chứng nhận về hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong lĩnh vực vận tải, điện tử, nông nghiệp…

Bộ Tài chính cần huy động sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan, đội ngũ chuyên gia về cắt giảm khí nhà kính, kinh tế, tài chính, luật pháp quốc tế về biến đổi khí hậu, để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác như: Phân bổ hạn ngạch phát thải, mô hình vận hành, các công cụ kinh tế, tài chính,… từ đó đề xuất cách tiếp cận, quan điểm, mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cụ thể trong Đề án.

PV/Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.