Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất tạm dừng việc ban hành thông tư quy định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương vừa có đề xuất về việc tạm dừng ban hành thông tư quy định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, nhằm chung tay thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó (ngày 27/5/2022), Chính phủ ban hành Nghị quyết 73/NQ-CP về việc rút nhiệm vụ xây dựng “Nghị định sản xuất tại Việt Nam”.

Theo đó, Chính phủ quyết nghị: (i) Đồng ý về việc rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”; (ii) Bộ Công Thương xem xét, quyết định ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Thông tư theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Công Thương đã khẩn trương xây dựng dự thảo Thông tư và xin ý kiến các bộ, ngành, đăng tải rộng rãi để xin ý kiến công luận. Dự thảo Thông tư được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Các phương pháp xác định xuất xứ chủ yếu của thế giới như xuất xứ thuần túy (WO), hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan thế giới đều được áp dụng trong dự thảo Thông tư.

Trong quá trình tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành đối với dự thảo Thông tư và tự rà soát của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương nhận thấy vướng mắc về thẩm quyền ban hành văn bản sản xuất tại Việt Nam ở cấp Thông tư của Bộ trưởng.

Theo quy định về Nghị định quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương cũng như các luật chuyên ngành có liên quan, việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư “Sản xuất tại Việt Nam” hiện chưa đủ căn cứ pháp lý về thẩm quyền.

Trong khi đó, việc ban hành Thông tư với nội dung quy định quản lý về hàng hóa “Sản xuất tại Việt Nam” chặt hơn so với hành lang pháp lý hiện có đối với hàng hóa lưu thông trong nước, trên cơ sở căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, vững chắc sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, tác động đến hệ thống văn bản pháp luật hiện tại, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ các doanh nghiệp.

Về tác động của chính sách, quy định của Thông tư dự kiến chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” đối với hàng hóa của mình (nghĩa là chỉ hàng hóa nào muốn dán nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng hóa không ghi xuất xứ Việt Nam thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách quy định tại Thông tư.

Tuy nhiên, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP đã quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, có phạm vi áp dụng đối với hầu hết các hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, trừ trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài thì gần như các tiêu chí tại Thông tư sẽ là bộ tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ đối với hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam. Phạm vi tác động của Thông tư “Sản xuất tại Việt Nam” khi được ban hành sẽ là rất lớn.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vốn đã quen với các khái niệm trong lĩnh vực xuất xứ như hàm lượng giá trị, chuyển đổi mã số, mã số HS; có nhân lực và hệ thống sổ sách kế toán để tính toán các thông số… thì việc tuân thủ quy định tại Thông tư không quá khó khăn.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hay hộ kinh doanh cá thể thì việc xác định mã số HS hay tính toán hàm lượng giá trị của từng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo như quy định hiện tại tại dự thảo Thông tư sẽ là thách thức lớn, thậm chí có thể sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là khi hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, việc xác định nguồn gốc xuất xứ của từng linh kiện, từng nguyên liệu không phải dễ dàng và rất tốn kém.

Thực tế hiện nay, khi Thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP nêu trên.

Từ năm 2018, sau khi Bộ Công Thương báo cáo về việc xây dựng quy định sản xuất tại Việt Nam, Bộ Công Thương có nhận được một số văn bản của doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn việc xác định hàng hóa của doanh nghiệp có được phép dán nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hay không. Tuy nhiên số doanh nghiệp hỏi là không nhiều (16 doanh nghiệp/5 năm).

Sau khi được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, các doanh nghiệp này không có phản ánh về việc gặp khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thực hiện và cũng không có thắc mắc thêm. Như vậy, việc chưa có quy định về "Sản xuất tại Việt Nam" không tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xét trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hết sức khó khăn, Quốc hội, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị đang đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp thì việc ban hành quy định, điều kiện mới, phát sinh gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp là chưa phù hợp tại thời điểm này.

Bộ Công Thương cho rằng, việc đề xuất tạm dừng việc ban hành Thông tư quy định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam chính là nhằm chung tay thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, không ban hành các quy định, điều kiện mới phát sinh gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan để xử lý vấn đề vướng mắc về thẩm quyền ban hành Thông tư và xem xét, quyết định ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Thông tư, theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao như Nghị quyết 73/NQ-CP của Chính phủ đã giao tại một thời điểm thích hợp để hạn chế thấp nhất tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Vĩnh Phúc : Thông tin 56 người nộp thuế nợ thuế với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng
Vĩnh Phúc : Thông tin 56 người nộp thuế nợ thuế với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực Lập Thạch, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai thông tin 56 người nộp thuế nợ thuế với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng.

Công ty Điện lực Nam Định ra quân hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3
Công ty Điện lực Nam Định ra quân hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3

Công ty Điện lực Nam Định đã thành lập 2 Tổ xung kích với 24 kỹ sư và công nhân tham gia hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/6
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/6

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 11/6 của các công ty chứng khoán.

Nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho người dân để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thông minh
Nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho người dân để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thông minh

Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định đã phối hợp với 11 UBND xã trên địa bàn các huyện Vụ Bản, Giao Thủy, Nam Trực tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng số cho người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã.

1,9 triệu lượt khách du lịch đến Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm
1,9 triệu lượt khách du lịch đến Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm

Với nhiều nỗ lực trong xúc tiến, quảng bá du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên ước đạt 1,9 triệu lượt.

Tổ chức khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng
Tổ chức khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo mắc bệnh nặng tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng

Ngày 10/6, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa châu Á – APBA do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi, Giám đốc Tổ chức dẫn đầu đến làm việc và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng.