Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng từ 5-6%/năm

Theo Bộ Công Thương dự báo, giai đoạn đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may bình quân sẽ tăng từ 5-6%/năm và tăng từ 2%-3% trong giai đoạn từ 2031-2035.

Trong dự thảo về chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, Bộ Công Thương dự báo, giai đoạn đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may bình quân sẽ tăng từ 5-6%/năm và tăng từ 2%-3% trong giai đoạn từ 2031-2035.

Cụ thể, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may Việt Nam chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững và kinh doanh tuần hoàn.

ệ
Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng từ 5-6%/năm và tăng từ 2%-3% trong giai đoạn từ 2031-2035.

Riêng trong năm 2022, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể đạt 47-48 tỷ USD hoặc 45-46 tỷ USD. Đặc biệt, ngành hướng đến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước qua thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.

“Ngành dệt may đang đối diện với các thách thức như tỷ lệ lạm phát tăng cao; tình trạng trì hoãn và sụt giảm đơn hàng; giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển liên tục tăng; gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang gặp trở ngại do quy tắc về xuất xứ của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”, Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin.

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục Thống kê. (Đồ họa: Văn Chung)

Cũng tại hội nghị tổng kết ngành dệt may trong năm 2022 tổ chức vào ngày 16/12, các chuyên gia đề ra các giải pháp giúp phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong ngành như lưu lại các mẫu giao dịch và chia sẻ khi được yêu cầu; đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng; xác minh nguồn gốc của nguyên liệu có rủi ro.

Mặt khác, doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng; đa dạng hóa thị trường, đối tác, nguồn vốn; phát triển sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn.

Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã có 10 thương hiệu đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, bao gồm: Sản phẩm thời trang Viettien (Tổng công ty May Việt Tiến), thương hiệu Merriman (Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ), thương hiệu Mattana & Novelty (Tổng công ty May Nhà Bè), trang phục An Phước (Công ty TNHH May thêu giày An Phước), May10 Series, May10 Suits & Eternity GrusZ (Tổng công ty May 10), thời trang Thái Tuấn (Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn), khăn bông Mollis (Tổng công ty cổ phần Phong Phú).

Mục tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 20 thương hiệu thời trang không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát triển hệ thống cấp nước thông minh tại TP. Hồ Chí Minh
Phát triển hệ thống cấp nước thông minh tại TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2025.

“Cú hích” cho nền vũ đạo Việt Nam tại Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup
“Cú hích” cho nền vũ đạo Việt Nam tại Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup

Qua hai đêm biểu diễn, Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup đã thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn khán giả trong và ngoài nước. Sự kiện đã tạo “cú hích” lớn cho nền vũ đạo Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho du lịch TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Các cơ sở y tế Thái Bình khám, cấp cứu hơn 23.000 lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Các cơ sở y tế Thái Bình khám, cấp cứu hơn 23.000 lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Thái Bình, trong 5 ngày nghỉ lễ vừa qua, tình hình y tế trên địa bàn tỉnh ổn định, không có vụ ngộ độc thực phẩm, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ
Những vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 về bất động sản cần tháo gỡ

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam đã nêu ra 3 vướng mắc, bất cập lớn của Nghị định 12 cần được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ, đặc biệt là trong cách tính phương pháp thặng dư.

Google đã sa thải ít nhất 200 nhân viên từ các nhóm "Core" của mình
Google đã sa thải ít nhất 200 nhân viên từ các nhóm "Core" của mình

Ông lớn công nghệ sa thải hàng trăm nhân viên thuộc dự án "Core", đồng thời chuyển nhiều vị trí sang Ấn Độ và Mexico.

Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Long Khánh: Số ca nhập viện đã lên 469 người
Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Long Khánh: Số ca nhập viện đã lên 469 người

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến 7h ngày 3/5, các bệnh viện tại TP. Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì Băng.